9 thói quen tệ hại khiến bạn đánh mất tự tin và "tự hủy" tương lai của chính mình

Có những thói quen xấu mà các nhà tâm lý học trên thế giới luôn phải đấu tranh mỗi ngày để giúp đỡ bệnh nhân của họ, như tự trách bản thân hoặc gặm nhấm nỗi bất hạnh của bản thân trước khi đi ngủ. Những thói quen tiêu cực này khiến chúng ta cảm thấy tuyệt vọng và bất an, và đó là những thói quen mà những người tự tin luôn cố gắng loại bỏ.

Dưới đây là 9 thói quen không những gây hại cho sức khỏe tinh thần, mà còn làm giảm sự tự tin của chính chúng ta:

9. Lo lắng về những khiếm khuyết của bản thân

Chủ nghĩa hoàn hảo là kết quả của sự tự ti và chứng lo âu, đây là nguyên nhân cản trở bạn tự hào về những thành tích của bản thân.

Nên: Mỗi khi bộ não bắt đầu đánh giá về bản thân bạn, hãy cố gắng phân tích xem những kỳ vọng đó thực sự là của ai và tại sao bạn lại phải sống theo những kỳ vọng đó. Hãy bắt đầu viết nhật ký và học cách tự cảm thấy hài lòng về bản thân, viết 3 mục về thành tích của bạn mỗi ngày và thỉnh thoảng đọc chúng.

8. So sánh bản thân với người khác

Chúng ta có xu hướng so sánh những điểm xấu nhất của bản thân với những điểm ưu tú nhất mà chúng ta tìm thấy ở người khác, mà quên rằng mọi người đều là một cá thể riêng biệt và độc nhất.

Nên: Chỉ so sánh bản thân của ngày hôm nay với bản thân trong quá khứ, và học hỏi từ những điều còn thiếu sót thay vì tìm ra điểm chung. Hãy tìm cảm hứng từ những thứ tốt đẹp và không được nản lòng.

7. Hạ thấp bản thân khi trò chuyện

Tự ti là phản xạ vô thức của chúng ta với mong muốn nhận được nhiều lời khen ngợi hơn, hoặc đơn giản chỉ là nỗ lực yếu ớt để bào chữa cho một thất bại mà bạn sẽ sớm mắc phải.

Nên: Hãy nhớ rằng, chính những điểm yếu mới khiến chúng ta trở nên khác biệt. Hãy chấp nhận chúng, và cả những ưu điểm của bản thân. Nếu không, mọi người cuối cùng sẽ bị thuyết phục rằng thực sự tồi tệ như những gì bạn nói.

6. Chỉ nhìn thấy những trở ngại thay vì cơ hội

Tất cả những trở ngại bạn sẽ phải vượt qua để đạt được mục tiêu của mình là một cái cớ khập khiễng cho việc không làm gì cả, và sau đó tự quở trách bản thân vì điều đó.

Nên: Không có bất hạnh, chỉ có những kinh nghiệm quý giá. Thất bại là lý do để bạn thay đổi cách tiếp cận chứ không phải từ chối đối đầu với khó khăn và hoàn thành mục tiêu của bản thân.

5. Huyễn hoặc rằng không ai có thể làm tốt bằng bản thân

Các nhà tâm lý học cho biết, nguyên nhân khiến một người không muốn giao việc cho người khác vì sợ kết quả không như ý là do sự bất an, và xu hướng muốn kiểm soát mọi thứ.

Nên: Giao việc cho người khác là một dấu hiệu cho thấy bạn có sự tự tin, và giao việc ở đây không nhất thiết phải liên quan tới công việc. Bạn có thể cùng chồng đi mua sắm tại siêu thị mà không cần ép bản thân phải tự mình mua đồ cho gia đình mỗi ngày. Hãy cố ắng giảm bớt trách nhiệm cho bản thân đối với tất cả mọi người và mọi thứ.

4. Lo lắng về tương lai

Luôn hình dung về những tình huống xấu nhất có thể xảy ra là cách nhanh nhất khiến chúng ta mất đi sự tự tin và năng lượng tích cực.

Nên: Hãy suy nghĩ tích cực hơn, và nhớ rằng không phải mọi thứ đều diễn ra như trong tưởng tượng của bạn, và bạn sẽ thấy sự thay đổi.

3. Tìm kiếm sự đồng tình của người khác

Một người thiếu tự tin luôn muốn được người khác tán thưởng công lao của mình, nhưng không biết rằng việc cố gắng tìm kiếm lời khen ngợi sẽ không khiến họ tự tin hơn. Bởi vì những người sống dựa vào sự đồng tình của người khác, sẽ rơi vào tuyệt vọng nếu bị chỉ trích và phản đối.

Nên: Học cách tự nhận ra giá trị của bản thân, và hãy trở thành người bạn tốt nhất của chính bạn.

2. Lãng phí thời gian vào những trò giải trí vô bổ

Nếu bạn chìm đắm trong những thất bại bằng việc mua sắm vô độ, hoặc mải mê với các chương trình truyền hình, bạn chỉ lãng phí thời gian và năng lượng mà lẽ ra bạn có thể dành cho việc phát triển bản thân.

Nên: Tốt hơn bạn nên biến cảm giác tiêu cực thành năng lượng để thay đổi cuộc sống của bạn. Nghiên cứu, sáng tạo, tạo ra ý tưởng mới trong các lĩnh vực mà bạn quan tâm và bạn sẽ nhanh chóng vực dậy mạnh mẽ hơn.

1. Ám ảnh với thất bại trước đây

Chìm đắm trong sai lầm ở quá khứ, và bạn vẫn mãi là kẻ thất bại trong mắt người khác, vì nếu không học cách khắc phục thì sẽ không bao giờ có thành công.

Nên: Chấp nhận sự thật rằng bạn đã làm hết khả năng trong trường hợp đó. Phân tích sự phát triển của bạn kể từ thất bại trước đó đến hiện tại. Hãy thể hiện tình yêu và sự cảm thông đối với bản thân. Hãy yên tâm rằng mọi người đã quên lỗi lầm của bạn từ lâu vì họ hầu như chỉ nghĩ đến bản thân họ.