9 tin đồn thất thiệt từng được chia sẻ ầm ĩ trên mạng, đến giờ bạn vẫn tin đó

Có rất nhiều những tin đồn vô căn cứ lan truyền trên mạng xã hội. Chẳng biết thực hư đúng hay sai, nhưng chúng ta vẫn cứ tin sái cổ cho đến giờ.

Nếu nhập số PIN ngược lại với số PIN của mình, cây ATM sẽ tự động báo cho cảnh sát

Sự thật là nếu đúng như thế, vậy những người để mã PIN đối xứng thì sẽ thế nào?

Tin đồn thất thiệt này phổ biến trong những năm 1980 khi cảnh sát Mỹ đưa ra đề xuất một hệ thống những mã PIN, trong đó, việc đánh ngược lại dãy số trên sẽ là cách để cảnh sát tìm ra tội phạm.

Đến năm 2006, một loạt các mail chơi khăm có nội dung không được phép nhập số PIN theo chiều ngược lại cũng được lan truyền trên mạng.

Thế nhưng thực chất, đấy là chuyện không thể xảy ra, bởi nhiều người sử dụng các dãy số đối xứng: 7667” hay “8888"...

Trong khi ngủ, bạn đã ăn rất nhiều nhện

Sự thật là bạn chẳng ăn con nhện nào cả, trừ khi bạn chủ động làm điều đó.

Có nhiều người tin rằng trung bình mỗi người sẽ nuốt 8 con nhện mỗi năm. Có nghĩa là khoảng 52 con nhện trong suốt cuộc đời mình. Tuy nhiên đây là con số hoàn toàn không có cơ sở. Nhện rất hiếm đến gần con người, chứ đừng nói đến việc chúng tự nhiên chui vào miệng một người đang ngủ.

Nhện là loài côn trùng phát hiện nguy hiểm bằng sự cảm nhận rung động. Nhịp tim, hơi thở hay bất cứ âm thanh nào của bạn cũng trở thành mối đe dọa của chúng. Vì thế, chả dại gì chúng liều mình đến gần bạn khi đang ngủ đâu.

Uống rượu trong mùa đông giúp bạn giữ ấm

Sự thật là uống rượu khiến bạn cảm thấy nóng trong người nhưng chỉ là cảm nhân bên ngoài, còn thực chất thân nhiệt bên trong lại đang hạ đi.

Chúng ta cảm thấy lạnh khi máu chảy từ dưới da xuống khu vực nội tạng để giữ thân nhiệt không bị giảm. Tuy nhiên nếu dùng rượu, quá trình trên sẽ bị đảo lộn. Khiến thân nhiệt bên trong giảm đi rất nhiều, khiến chức năng của nhiều cơ quan bị ảnh hưởng.

Người Viking đeo mũ trụ có sừng

Sự thật là đó chỉ là cách khiến họ nổi bật trên sân khấu mà thôi

Khi nhắc đến người Viking, chúng ta thường nhớ đến những chiếc sừng hài hước của họ. Thế nhưng thực tế không có tài liệu nào chứng minh họ đội mũ có sừng. Trong các mô tả của thế kỉ VIII, họ đa phần chỉ để đầu trọc, hoặc là đội mũ da trơn.

Lời đồn này bắt đầu từ những năm 1800, những nghệ sĩ dốc Scandinavia như Gustav Malmstrom của Thụy Điển từng sử dụng các mũ trụ có gắn thêm sừng để mô tả chiến binh và kị sĩ Viking.

Đến năm 1870, khi nhà soạn nhạc người Đức Richard Wagner đưa vở opera Der Ring des Nibelungen của mình lên sân khấu, thì nhà thiết kế trang phục kịch lúc đó là Carl Emil Doepler đã thêm vào phần phục trang của các nhân vật Viking những chiếc mũ kì quặc này. Thế là người ta càng tin rằng chiếc mũ này là biểu tượng của người Viking.

Caffeine gây mất nước

Sự thật là đây là điều chưa được xác thực, chưa hề có bằng chứng nào chứng minh caffeine khiến cơ thể mất nước.

Trà, cà phê, soda và sô cô la được được rất nhiều người ưa thích vì hoạt chất caffeine bên trong. Tuy nhiên nhiều người cho rằng caffeine có nhiều tác dụng phụ không tốt.

Người ta cho rằng caffeine gây mất nước, họ nhận thấy họ đi tiểu nhiều hơn sau khi uống nó. Và tiểu tiện nhiều đồng nghĩa với việc mất nước nhiều.

Cho đến khi một giáo sư khoa Tiết niệu học tại Đại học Connecticut kiêm giám đốc Phòng thí nghiệm hiệu suất con người, Lawrence Armstrong lại nói: “Thực tế là số lần tiểu tiện tăng lên lại không hề đồng nghĩa với số nước trong cơ thể mà bạn mất đi”.

Bởi lẽ nếu bạn uống vào thì ắt hẳn là bạn phải đi ra. Điều đó cũng có nghĩa là anh nên ngừng uống nước để tránh mất nước. Nguyên lý trên cũng áp dụng cho các sản phẩm chứa caffeine.

Thêm muối vào nước sẽ khiến nó sôi nhanh hơn trên bếp

Sự thật là chênh lệch không có gì đáng kể.

Điều này hoàn toàn chưa được chứng minh, chỉ là lời đồn miệng mà thôi. Nếu thêm ít hơn 3 gram muối, khác biệt là không đáng kể.

Nhiều người tin vào điều này bởi nước muối sôi nhanh hơn nước thường. Vì thế, nước muối sôi nhanh hơn. Tuy nhiên, để nhận thấy sự khác biệt về thời gian sôi, người ta phải sử dụng rất nhiều muối, trong khi nếu anh nấu ăn, đó là một điều không cần thiết.

Quả chuối mọc trên cây

Sự thật là cây chuối thực ra là lá của củ chuối.

Theo Trung tâm Cây trồng và Sản phẩm Thực vật của  Đại học Purdue, chúng không phải là cây, mà là một loại thân thảo lớn.

Cây chuối không có lõi mà chỉ có nhiều lớp lá xếp chồng lên nhau và vươn lên cao. Một cây chuối có thể cao đến hơn 12 mét và nó là một trong những loại cây thân thảo cao nhất thế giới.

Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời

Hoa hướng dương thực chất mọc theo một hướng duy nhất, không cứ là nơi nào. Nhưng thường khi hoa chưa lớn hẳn, người ta hay trồng nó hướng về phía mặt trời.

Chúng ta vẫn biết rằng thực vật có một đặc tính là tính hướng dương, khiến hoa hướng về phía mặt trời. Đại diện tiêu biểu nhất là hoa hướng dương, nhưng điều này vừa đúng lại vừa không đúng ở chỗ: Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời, khi hoa còn non.

Hoa hướng dương khi mới nảy mầm vẫn còn các lá đài xanh phía dưới bông hoa. Tính hướng dương trong hoa lúc này sẽ giúp hoa hấp thụ được nhiều oxi trong quá trình quang hợp. Nhưng khi hoa hướng dương trưởng thành, phần hạt của chúng lại phát triển nhiều hơn, khiến cho quá trình hướng dương ngưng lại. Đến khi hết vòng đời của mình, hoa hướng dương sẽ quay đài về phía đông.

Người Trung Cổ cho rằng Trái đất phẳng

Sự thật là không một người có học thức nào tin rằng Trái Đất phẳng từ thế kỷ III trước Công nguyên trở đi.

Quan điểm sai lầm trên thực ra chỉ là quan điểm của người hiện đại. Từ thế kỷ 14 trở đi, người ta đã làm rõ vấn đề này. Theo Stephen Jay Gould, một nhà cổ sinh vật học, nhà sinh vật học và sử gia khoa học “Đêm trường Trái Đất phẳng chưa bao giờ xuất hiện.”

Khi người Hy Lạp phát hiện ra Trái đất hình cầu, mọi học giả đều đã công nhận điều đó. Mọi điều ta được dạy về tầm nhìn hạn hẹp của người Trung cổ thực chất là sản phẩm của chiến dịch bôi nhọ khoa học Trung cổ do các nhà khoa học và triết gia của Phong trào Ánh sáng tổ chức.