9 tư tưởng cổ hủ người lớn vẫn tiêm nhiễm vào đầu trẻ em hàng ngày

Tất cả chúng ta đều muốn con mình lớn lên sẽ luôn hạnh phúc và thành công. Vì vậy, chúng ta sử dụng nhiều cách giáo dục mà chúng ta cho là ‘vì tương lai con em chúng ta’. Chúng ta dạy con cách lắng nghe người lớn và tập trung vào việc học, nhưng chúng ta chưa bao giờ nghĩ rằng cách dạy dỗ như vậy có thể mang lại nhiều tác hại hơn là tốt đẹp. Một số quan niệm phổ biến và quen thuộc không còn hiệu quả đối với thế hệ trẻ nữa.

Những vấn đề hiện đại thì luôn phải tiếp cận bằng phương pháp và biện pháp mới. Vì vậy, đã đến lúc cha mẹ nên ngừng áp đặt cho con cái, hãy để chúng tự do, tự lập, hãy chỉ dõi theo chúng và đưa ra những lời khuyên hữu ích mới thực sự có lợi cho tương lai con trẻ.

Dưới đây là 9 tư tưởng lạc hậu và nguy hiểm mà nhiều bậc phụ huynh vẫn tiêm nhiễm vào đầu con trẻ. Hãy xem và tránh xa nhé!

“Con tôi sẽ luôn nhận được những thứ tốt nhất”

Việc nuôi dạy một đứa trẻ hư hỏng thực sự rất dễ. Fredric Neuman - Giám đốc Trung tâm điều trị lo âu và ám ảnh, tin rằng một đặc điểm rõ ràng của một đứa trẻ hư hỏng là không sẵn sàng chấp thuận mong muốn của người khác: đứa bé biết những gì chúng muốn, và khi nào chúng muốn. Khi cha mẹ đáp ứng quá nhiều mong muốn của đứa trẻ, chúng sẽ trở nên hư hỏng. Khi trưởng thành, những đứa trẻ này sẽ trở nên bất trị: nghiện ngập, thiếu trách nhiệm và kỹ năng xã hội kém, ích kỷ và lợi dụng người khác vì lợi ích cả bản thân.

“Con phải nghe lời người lớn”

Cha mẹ luôn mong muốn con cái phải nghe lời họ. Nhưng họ không nghĩ rằng thói quen thường xuyên tuân theo và quá khuôn phép có thể tác động xấu tới tương lai những đứa trẻ. Nhà tâm lý học và tác giả của cuốn sách Peaceful Parents, Happy Kids, Laura Markham,  chắc chắn rằng những đứa trẻ biết nghe lời sau này sẽ thành những người cam chịu.

“Được điểm cao mới là tốt, còn điểm trung bình/thấp là ngu dốt”

Một trong những cách cha mẹ áp đặt lên con cái, khiến chung căng thẳng và áp lực đó là luôn phải đạt điểm cao và thành tích tốt. Điều tốt nhất mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên làm cho con cái là giải thích cho chúng hiểu rằng những thất bại sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng, và đứa trẻ sẽ luôn được lắng nghe và yêu thương.

“Đừng chiến đấu, đừng phản kháng”

Một người nên biết cách tự đứng lên. Nếu cha mẹ cố gắng gieo rắc vào đầu con mình rằng dù ra sao cũng không được phép xúc phạm người khác, đứa trẻ sẽ chỉ im lặng và chịu đựng những kẻ bắt nạt mà không thể phản kháng. Và sau này chúng không thể tồn tại trong môi trường đầy cạnh tranh.

“Con chỉ việc học thôi, còn lại đã có bố mẹ lo”

Cha mẹ không nên bảo con cái tập trung vào một nhiệm vụ chính và cố gắng giải quyết những vấn đề còn lại giúp chúng. Bất kỳ ai cũng nên phát triển cả kỹ năng sống và kiến thức để có thể chịu trách nhiệm cho cho chính cuộc sống của chúng. Nhưng những kỹ năng sống thường đi kèm với kinh nghiệm mà một đứa trẻ sẽ không có nếu được nuông chiều và chăm sóc quá mức.

“Học xong phổ thông là phải vào Đại học ngay”

Nếu đứa trẻ không biết mình muốn làm gì, nhiều khả năng chúng sẽ nghe theo sắp đặt của che mẹ. Một lựa chọn như vậy có thể trở thành một sai lầm lớn và sau này chúng sẽ hối hận. Để tránh trường hợp đáng tiếc này, cha mẹ không nên tạo áp lực quá lớn cho con trẻ, và hãy cho chúng cơ hội tự lên kế hoạch cho cuộc sống của chúng.

“Có bằng đại học mới có việc tốt”

Tất nhiên, giáo dục đại học rất quan trọng đối với nhiều ngành nghề. Nhưng nó sẽ không tác động quá nhiều đến mức lương của một người. Mức lương lao động phụ thuộc vào từng quốc gia, giá trị của nghề nghiệp chính xác trên thị trường việc làm, xếp hạng đại học và năng lực của chính sinh viên đó. Ví dụ, trong khi các bác sĩ đã đứng đầu trong danh sách các công việc có thu nhập cao nhất ở Mỹ, thì ở các quốc gia khác, những ngành nghề khác lại đứng ở vị trí đó.

“Không nên làm thêm, vừa mất thời gian lại không giúp ích gì cho việc học”

Mặc dù không cần thiết phải tốt nghiệp với bằng giỏi, nhưng đi làm thêm có thể mang lại những kinh nghiệm quý giá, các mối quan xã hội và thậm chí có thể quyết định tương lai của một đứa trẻ. Những đứa trẻ bắt đầu kiếm tiền từ sớm, chúng sẽ học được cách quản lý thời gian, lập kế hoạch công việc và nhận phản hồi từ những người quản lý. Ngày nay, các nhà tuyển dụng nhận thức được giá trị của công việc bán thời gian nên nó sẽ làm đẹp hồ sơ xin việc, và giúp một sinh viên mới tốt nghiệp nổi bật hơn trong số các ứng viên khác.

“Sẽ có người quyết định hộ chúng ta”

Một số người thích đợi cho đến khi người khác đưa ra quyết định giúp họ. Và họ dạy con cái không nên tỏ ra nổi bật, không nói quá nhiều và không làm công việc của người khác. Nhưng điều này có thể gây ra điều gì? Những đứa trẻ như vậy có nhiều khả năng sau này sẽ trở nên lãnh cảm không chỉ với người khác mà còn với cộng đồng, và chúng sẽ không biết cách thể hiện hoặc lên tiếng vì lợi ích của bản thân.