Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã đưa ra những giải pháp chính để phòng, chống dịch Covid 19 trước diễn biến vô cùng phức tạp của dịch bệnh.
Hà Nội hiện vẫn đang dẫn đầu cả nước về số ca nhiễm Covid 19. Theo đó, tính đến hết ngày 10/1, toàn Thành phố Hà Nội có tổng số 48.524 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly tại nhiều địa điểm. Có thể kể đến như: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 131 ca; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có 218 ca; tại các bệnh viện của Hà Nội có 3.003 ca; tại các cơ sở thu dung điều trị của thành phố có 1286 ca; tại các cơ sở thu dung quận, huyện có 5.550 ca; số ca theo dõi cách ly tại nhà là 38.685 ca.
Trong đó, số ca không qua khỏi hiện cũng đang có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể, trong ngày 10/1 có 10 ca; ngày 8/1 có 9 ca; ngày 7/1 là 13 ca … Riêng trong ngày 9/1, Hà Nội ghi nhận thêm 17 ca, nâng tổng số người không qua khỏi tính từ ngày 29/4 đến nay lên 260 trường hợp, chủ yếu là những người có bệnh nền, chưa tiêm vacccin. Tỉ lệ không qua khỏi/ca mắc của Hà Nội là 0,4%, tăng so với các ngày trước đó (0,3%).
Bệnh nhân COVID-19 nặng điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương Ảnh: Thái Hà
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho rằng: “Hiện Hà Nội có số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng cao, nhưng cơ bản tỷ lệ không qua khỏi không tăng thì cũng không đáng lo ngại. Quan trọng nhất hiện nay là cần quan tâm tới nhóm nguy cơ chuyển nặng như: Người già, người có bệnh nền, người không được tiêm được vaccine, phụ nữ có thai, trẻ em… Hệ thống y tế cần tập trung vào những người có triệu chứng, bị nặng điều trị tích cực, giảm số ca không qua khỏi".
Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết: Ba giải pháp chính để phòng, chống dịch COVID-19 tại Hà Nội hiện nay là: Tăng cường tiêm vaccine; cung cấp thuốc đầy đủ, kịp thời cho người bệnh và quản lý chặt chẽ bệnh nhân điều trị tại nhà, hạn chế tối đa bệnh nhân chuyển tầng.
Về việc tiêm vaccin, Hà Nội hiện đang khẩn trương triển khai việc tiêm tại nhà để hỗ trợ người cao tuổi, người mắc bệnh nền. Đồng thời, vận động xã hội hóa hỗ trợ bình oxy cho công tác điều trị.
Sở Y tế Hà Nội cũng đã có hướng dẫn quy trình phối hợp trong việc quản lý, theo dõi F0 tại nhà. Bên cạnh các Trung tâm y tế và trạm y tế, lực lượng Đoàn thanh niên, Mạng lưới thầy thuốc đồng hành cũng đã cùng tham gia quản lý F0, hỗ trợ F0 điều trị tại nhà.
Theo ý kiến của các chuyên gia, để giảm tỷ lệ không qua khỏi, Hà Nội nên có nhiều đội y tế lưu động, y tế phường, y tế khu phố để sớm phát hiện các ca có dấu hiệu chuyển nặng và đưa lên tuyến trên kịp thời.
Cảnh giác với "thiếu oxy thầm lặng" khi điều trị covid tại nhà: "Đang cười nói bỗng đột ngột trở nặng" Đối với các bệnh nhân covid, việc cơ thể bị thiếu oxy một cách "âm thầm" khiến người bệnh tưởng như đang bình thường nhưng có thể đột ngột trở nặng... Xem thêm tại đây |
MỤC LỤC [Hiện]