Bạn sẽ thay đổi ra sao nếu sống ở các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời?

Kể cả khi tồn tại được ở các hành tinh khác, thì vẻ ngoài của chúng ta cũng sẽ thay đổi, khác rất xa so với hiện tại

Nhà khoa học lừng danh Stephen Hawking từng phát biểu rằng con người sẽ cần 100 năm nữa để thực sự tiến vào vũ trụ. Thực tế thì đó là một cái thời hạn tương đối…cấp bách, bởi lẽ hiện tại con người vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải để có thể sinh tồn trong vũ trụ. Kể cả những nhà du hành trải qua đào tạo gắt gao vẫn gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe khi trở lại Trái Đất.

Phần lớn hành tinh trong vũ trụ này không có điều kiện để cho sự sống tồn tại và phát triển. Hoặc là chúng ta tiếp tục dựa vào những thiết bị bảo hộ cồng kềnh, hoặc là chúng ta phải tự tiến hóa cơ thể, thay đổi giác quan, nội tạng…để thích ứng với môi trường mới.

Vậy trong trường hợp con người tồn tại được ở trên các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, hình dáng của chúng ta sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng để trí tưởng tượng bay xa chút nhé.

Sao Hỏa

Trọng lực ở đây yếu hơn Trái Đất, và lại xa Mặt Trời hơn, thế nên chúng ta sẽ tiếp xúc ít ánh sáng mặt trời hơn. Không khí quá loãng khiến nó không thể duy trì từ trường bảo vệ chúng ta khỏi những cơn gió và bão phóng xạ từ Mặt Trời. Thi thoảng, những con gió mạnh tạo ra những trận bão bụi khủng khiếp quét toàn bộ hành tinh, và phải mất vài tháng sau cát bụi mới dần lắng xuống.

Trông bạn sẽ ra sao

Bạn trông sẽ cao hơn, cơ thể đồ sộ và cơ bắp hơn để chống lại trọng lực yếu. Mắt sẽ to hơn để thích ứng với nguồn sáng yếu của Mặt Trời. Để chống lại phóng xạ, cơ thể sẽ không sản xuất sắc tố melanin mà chuyển sang sản sinh carotenoid (chất tạo màu cho cà rốt, ca chua, cam). Da bạn sẽ chuyển sang màu đỏ cam.

Sao Mộc

Sao Mộc là một hành tinh khí, có nghĩa là nó không hề bề mặt rắn chắc bằng đất đá như Trái Đất, nên tồn tại ở đây rõ ràng là thử thách thực sự. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn sẽ chỉ trôi nổi trong bầu không khí sao Mộc, vì khi bạn đi đến độ sâu đủ lớn trong tầng khí quyển, không khí sẽ trở nên đông đặc lại thành dạng lỏng. Nói cách khác, một lớp của Sao Mộc sẽ là cả một đại dương của hydro lỏng thay vì nước.

Trông bạn sẽ ra sao:

Với nhiệt độ và áp suất cực lớn, cộng với môi trường toàn chất lỏng như vậy, chúng ta sẽ buộc phải thao khảo từ các sinh vật sống ở tầng sâu đại dương ở Trái Đất, vốn sống ở một môi trường tương tự nhưng đỡ khắc nghiệt hơn. Có thể bạn sẽ có một cái mai để bảo vệ trước những bức xạ Mặt Trời.

Sao Thổ

Giống Sao Mộc, Sao Thổ cũng là một thiên thể khổng lồ được tạo nên từ các khí hydro và heli, với những cớn gió mạnh thường trực và không có bề mặt bằng phẳng nào. Càng xuống sâu càng đặc, nhưng lõi sao Thổ thì nhỏ hơn. Cái vành đai của nó được tạo nên từ các tinh thể băng, nên không gì có thể sống ở đó được. Mật độ vật chất trung bình của sao Thổ thấp hơn nước, nên chúng ta có thể thả nó trong bồn tắm và nổi như phao, nếu có một cái bồn tắm đủ lớn để chứa nó.

Trông bạn sẽ ra sao:

Với màn sương mù dày đặc thì cách duy nhất di chuyển là giống như loài sứa. Bạn sẽ có cái bụng giống y hệt một cái ô để di chuyển cơ thể, cùng với đó là không có xương để không bị áp suất ép nát.

Sao Thủy

Là một hành tinh đá giống Trái Đất, song nó ở quá gần Mặt Trời nên mọi thứ ở đây rất khắc nghiệt. Ánh sáng Mặt Trời ở đây mạnh gấp 7 lần so với Trái Đất, chả có kính râm nào chịu được cả. Nhiệt độ thì dao động từ khoảng 430 độ C vào ban ngày tới – 180 độ C vào ban đêm, do không có khí quyển để giữ nhiệt. Mưa sao băng, mưa thiên thạch diễn ra thường xuyên. Vì không có không khí nên cũng chả thở được.

Trông bạn sẽ ra sao:

Da thịt thông thường không thể nào chịu nổi điều kiện khắt nghiệt như vậy. Cơ thể sẽ cần phải rắn chắc và mạnh mẽ tương tự như kim loại titan. Hệ thống hô hấp không còn nữa, nên mũi cũng biết mất. Và mắt bạn sẽ trông giống như một cặp kính râm dày cui để chống lại bức xạ khủng khiếp của Mặt Trời.

Sao Kim

Nếu có nơi nào khó sống hơn sao Thủy, đó sẽ là sao Kim. Ở đây nhiệt độ lên tới 471 độ C, và bầu khí quyển thì vô cùng đậm đặc, tới mức nó tạo ra hiệu ứng nhà kính, ngăn cản không cho nhiệt truyền lại ra ngoài không gian. Bề mặt khô nóng và thường xuyên có núi lửa, gió quét và sấm sét. Áp suất bề mặt ở đây cao gấp 92 lần ở Trái Đất. Còn nữa là núi lửa ở đây không phun ra dung nham nóng chảy mà là lưu huỳnh nóng chảy, càng khiến không khí dày đặc những H2SO4 và H2S.

Trông bạn sẽ ra sao:

Thứ duy nhất có khả năng tồn tại nổi trên sao Kim chỉ có thể là vi khuẩn. Bởi lẽ, hành tinh này sẽ ăn mòn mọi thứ, kể cả kim loại bền nhất thế giới. Hơn nữa, khí quyển của sao Kim có phosphine (hợp chất của phốt pho) sẽ gây độc cho mọi sinh vật sống, ngoại trừ vi khuẩn. Sao Thiên Vương và Hải Vương

Lạnh lẽo, tăm tối, thường xuyên bị hành hạ bởi gió mạnh, đó là những gì 2 hành tinh này phải hứng chịu mỗi ngày. Bản thân cả hai hành tinh được tạo nên từ những loại khí hóa lỏng cực lạnh - gồm methane, ammonia - và cả nước nữa.

Sao Thiên Vương và sao Hải Vương

Giống như sao Thổ và sao Mộc, Thiên Vương và Hải Vương tinh không có bề mặt rắn. Chúng được tạo nên bởi khí, dần chuyển về dạng lỏng khi gần đến lõi. Trọng lực tại đây thì lớn hơn Trái đất rất nhiều.

Trông bạn sẽ ra sao:

Với trọng lực rất lớn, cơ thể bạn sẽ lùn hơn, rắn chắc hơn. Cơ bắp và da cũng phải dày để chống lại cái lạnh. Và với môi trường là dạng lỏng, có lẽ trông bạn sẽ giống một con cá voi vậy.

Sao Diêm Vương

Diêm Vương không còn được xem là một hành tinh. Tuy nhiên, nó vẫn từng được xem là tinh cầu xa Mặt trời nhất thuộc Thái dương hệ.

Đứng trên sao Diêm Vương, Mặt trời trông không khác gì một chấm nhỏ nơi đường chân trời, tựa như Mặt trăng trên Trái đất vậy, và cũng không mang lại quá nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, giới khoa học tin rằng có một đại dương ẩn dưới bề mặt của sao Diêm Vương.

Bạn trông sẽ ra sao?

Cơ thể bạn có lẽ sẽ tựa như các sinh vật có khả năng kháng lạnh trên Trái đất (như một số loài côn trùng và cá). Tuy nhiên, trọng lực thấp sẽ khiến cơ bắp và xương co lại, trong khi khoảng cách giữa các đốt sống lại tăng lên, giúp bạn cao hơn. Tứ chi trông sẽ khá giống của loài nhện, để bám chắc vào bề mặt trơn trượt đầy băng đá.