Bao bì của McDonald's chiếm một nửa lượng rác thải nhựa ở Anh, Coca-Cola cũng "đóng góp" 1/5 lượng hộp đựng đồ uống

Bao bì thức ăn nhanh đã qua sử dụng của gã khổng lồ McDonald's chiếm tới 52% tổng số bao bì thải ra môi trường, theo Tổ chức Từ thiện vì môi trường Keep Britain Tidy.

Cũng đóng góp một lượng lớn bao bì thải ra môi trường tại Anh là các công ty như Greggs, KFC, Subway, Domino và nhiều thương hiệu siêu thị khác. Trong khi đó, Coca-Cola chiếm 22% chất thải đồ uống không có cồn, tiếp theo là Red Bull, Pepsi và Euro Shopper Energy.

Các thương hiệu chiếm tỷ lệ lớn nhất theo thứ tự trong tổng khối lượng rác thải là McDonald's, tiếp theo là Coca-Cola và kẹo cao su của Wrigley. Nhưng trong số 75.551 vật phẩm rác được các tổ chức từ thiện nhặt được, tàn thuốc chiếm 1/3. Các loại chai nhựa vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất theo khối lượng, ước tính chiếm 1/4 tổng khối lượng rác thải trên đường phố, công viên và bãi biển.

Theo thương hiệu, McDonald's là nguồn thải phổ biến nhất, gồm cốc cà phê và bao bì thức ăn.

Các chai nhựa nhỏ thường được sử dụng để chứa đồ uống có ga không cồn chiếm chỉ dưới 25% khối lượng chất thải bị loại bỏ vào năm 2019, theo Keep Britain Tidy. Trong đó, 75% khối lượng các loại rác thải theo thể tích là đồ uống, bao gồm không chỉ chai nhựa mà cả vỏ lon, chai thủy tinh, cốc cà phê và thùng giấy.

Tổ chức từ thiện này đã kêu gọi có các biện pháp mới để giải quyết tất cả các loại rác thải, đặc biệt là các thùng chứa đồ uống. Xử lý rác thải là ưu tiên của công chúng và chính quyền địa phương. Trong năm 2018 - 2019, chính quyền các địa phương ở Anh đã chi 698 triệu bảng cho việc làm sạch đường phố. 

"Rõ ràng thực phẩm tiện lợi của chúng ta đi kèm với hậu quả thực sự với bao bì thực phẩm và đồ uống gây ô nhiễm môi trường gây tốn kém hàng triệu đô để làm sạch và giảm mức độ gây hại cho động vật hoang dã cũng như các loài thực vật bản địa.", Phó Giám đốc điều hành Keep Britain Tidy - McIlwain nói.

Đại gia thức ăn nhanh McDonald chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các thương hiệu xả thải.

Cuộc khảo sát đã đo lường rác thải với 6 chỉ số khác nhau về độ sạch và phát hiện ră rằng, chất lượng môi trường tổng thể có mối liên hệ rõ ràng với các mức độ xả rác. McDonald's cũng được tiết lộ là chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các cốc cà phê xả ra môi trường, khoảng 28%. Tiếp đến là các loại cốc không có thương hiệu rồi đến Costa, Greggs và Starbucks. 

Coca-Cola chiếm 22% chất thải đồ uống không cồn, tiếp theo là Red Bull, Pepsi.

Mặt hàng nhiều rác nhất theo thể tích là chai nhựa nhỏ (tối đa 750 ml).

Giống như khoản phí đối với túi nhựa sử dụng một lần được triển khai tại Vương quốc Anh vào tháng 10/2015, tổ chức từ thiện nói trên đang kêu gọi tính phí cho các tách cà phê dùng một lần bằng nhựa được phục vụ tại các cửa hàng cà phê đường phố phổ biến. Mặc dù có vẻ ngoài thân thiện với môi trường nhưng những cốc cà phê này có một lớp polyetylen mỏng ở bên trong nhằm giúp chúng bền hơn. Vì lý do này, chúng thường gây tốn kém để xử lý cho nhiều nhà máy tái chế và thường được phân loại là chất thải.

Nhiều bằng chứng cho thấy rằng, một khoản phí đối với các loại ly, cốc sử dụng một lần có thể khiến những người yêu thích cà phê hạn chế sử dụng loại tách dùng một lần.

Keep Britain Tidy đang kêu gọi một khoản phí đối với cốc nhựa dùng một lần.

Tại hơn 40 quốc gia và khu vực trên thế giới, các chương trình liên quan đến việc đổi các hộp đựng đồ uống lấy một khoản tiền nhỏ có thể tăng tỷ lệ thu gom cho các hộp đựng đồ uống lên hơn 90%. Ví dụ, tại Nam Úc, có một khoản đặt cọc 10 xu và hoàn tiền cho hầu hết các hộp đựng đồ uống, bao gồm cả bia.

Keep Britain Tidy cho biết, Chính phủ Anh đang có kế hoạch triển khai một chương trình hoàn trả tiền ký gửi cho các chai nước uống và lon vào năm 2023 và họ hy vọng dự án được thực hiện đúng thời gian. Ở những nơi khác trong báo cáo, tổ chức từ thiện này tiết lộ rằng, tàn thuốc vứt ra môi trường nhiều hơn bất cứ thứ gì khác, chiếm 66% tổng số vật phẩm xả rác theo số lượng.

Tàn thuốc tại Fletcher Cove ở Solana Beach, California, Mỹ.

Chính phủ Anh cũng cho hay sẽ triển khai một hệ thống "trách nhiệm sản xuất mở rộng" (ERP) vào năm 2023. Điều này sẽ đảm bảo chủ sở hữu thương hiệu và nhà sản xuất chịu trách nhiệm về môi trường đối với các sản phẩm của họ như các loại bao bì đi kèm khi chúng trở nên lãng phí và gây hại cho môi trường.

Keep Britain Tidy cũng cho rằng, điều này cần được mở rộng sang phạm vi rác thải là tàn thuốc, bao gồm các đầu lọc. Các loại đầu lọc được làm bằng loại nhựa sử dụng một lần gọi là cellulose acetate, có nghĩa là chúng không thể bị phân hủy sinh học và có thể chuyển các hóa thành các chất độc hại ảnh hưởng hệ sinh thái tự nhiên. 

"Với tỷ lệ lưu hành của chúng, chúng tôi tin rằng chính phủ nên đảm bảo rằng ERP phải được áp dụng cho ngành công nghiệp này, không chỉ cho bao bì mà còn cho tàn thuốc.", McIlwain tuyên bố.

Mặc dù chiếm tới 2/3 tổng số vật phẩm vứt ra môi trường theo số lượng nhưng tàn thuốc chỉ chiếm 0,2% theo thể tích, báo cáo cho biết thêm. 

Theo Daily Mail