Bất ngờ xuất thân của cố diễn viên Châu Hải My: Qua Nhĩ Giai thị - đệ nhất quý tộc Mãn Châu thời nhà Thanh

Ít ai biết rằng, tổ tiên của cố diễn viên Châu Hải My chính là tộc Qua Nhĩ Giai thị, một trong tám gia tộc Mãn Châu lớn thời nhà Thanh.

Mới đây, tin tức nữ diễn viên Châu Hải My qua đời ở tuổi 57 vào này 11/12 đã khiến làng giải trí Hoa Ngữ chấn động. Những thông tin xoay quanh cuộc đời của cố diễn viên được khán giả quan tâm, trong đó gia thế xuất thân của cô cũng được chú ý hơn cả.

Châu Hải My sinh ra và lớn lên ở Hong Kong (Trung Quốc), bố mẹ đều làm kinh doanh, khi còn nhỏ cô chủ yếu sống với ông bà nội. Nhiều năm qua, công chúng chỉ biết cô có một chị gái và hai em trai.

Bất ngờ xuất thân của cố diễn viên Châu Hải My: Qua Nhĩ Giai thị - đệ nhất quý tộc Mãn Châu thời nhà Thanh - Ảnh 1.

Để bảo vệ cuộc sống riêng tư, gia đình hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Khi trưởng thành Châu Hải My luôn tuân thủ nguyên tắc này, ngay cả cuộc hôn nhân của cô với Lữ Lương Vỹ năm đó cũng được gọi là “cuộc hôn nhân bí mật”.

Bố qua đời ở tuổi 84 tuổi vào năm 2017, Châu Hải My đã viết một bài tưởng nhớ, tiết lộ ông là người gốc Mãn Châu thời nhà Thanh, thuộc dòng dõi có địa vị cao quý thời bấy giờ. Qua đó cũng có thể nhận định, bố của Châu Hải My và cả thế hệ anh chị em cô chính là hậu duệ của tầng lớp quý tộc cuối cùng ở Trung Quốc.

Bất ngờ xuất thân của cố diễn viên Châu Hải My: Qua Nhĩ Giai thị - đệ nhất quý tộc Mãn Châu thời nhà Thanh - Ảnh 2.

Bố mẹ của cố diễn viên Châu Hải My

Theo nhiều thông tin, tổ tiên của cố diễn viên Châu Hải My chính là tộc Qua Nhĩ Giai thị, một trong tám gia tộc Mãn Châu lớn thời nhà Thanh.

Theo Thanh sử, Qua Nhĩ Giai thị khởi nguồn từ tộc người Nữ Chân, phân bổ ở khu vực Cát Lâm (Trung Quốc) hiện nay. Cuối thế kỷ 16, người tộc Nữ Chân Qua Nhĩ Giai thị quy phục Nỗ Nhĩ Cáp Xích của Hậu Kim, đồng thời liên hôn với tộc Ái Tân Giác La thị, trở thành một nhánh lực lượng quan trọng trong cơ nghiệp xây dựng nhà Hậu Kim. Đến giai đoạn Thanh triều, Qua Nhĩ Giai thị lớn mạnh đứng đầu trong Bát Kỳ Mãn Châu, được gọi là “Mãn tộc đệ nhất thị tộc”.

Vào thời Minh, tộc Qua Nhĩ Giai thị có tổng cộng 752 hộ và sở hữu rất nhiều nhánh tộc. Đến thời nhà Thanh, rất nhiều người thuộc tộc này làm quan lớn trong triều và rải rác khắp các địa phương lớn nhỏ.

Bất ngờ xuất thân của cố diễn viên Châu Hải My: Qua Nhĩ Giai thị - đệ nhất quý tộc Mãn Châu thời nhà Thanh - Ảnh 3.

Ở thời đại đó, gia tộc Qua Nhĩ Giai thị từng cai quản toàn bộ khu vực Quảng Đông, cấp vị ở hàng ngũ phẩm. Hiện nay trong khu vực Quảng Châu có một ngôi làng Châu Thị, là nơi cư ngụ của người tộc Mãn.

Hậu nhân Qua Nhĩ Giai thị đã thay tên đổi họ sau khi thời đại phong kiến kết thúc, như họ Thạch, họ Bào, họ Uông, họ Tô, họ Diệp…

Một người thuộc tộc Qua Nhĩ Giai thị khá nổi tiếng trong lòng hậu thế chính là Phế Hoàng thái tử phi Qua Nhĩ Giai thị, phiên gọi Thạch thị, là nguyên phối của Phế Thái tử Dận Nhưng, Hoàng tử thứ 2 tính trong số những người con sống đến tuổi trưởng thành của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế. Với thân phận là vợ cả của Dận Nhưng - vị Trữ quân duy nhất được lập công khai, Qua Nhĩ Giai thị cũng được ghi nhận là Hoàng thái tử phi duy nhất nhà Thanh.

Được biết, cả hai họ nội ngoại của Qua Nhĩ Giai thị đều xuất thân Hoàng tộc, đặc biệt họ nội còn có dòng dõi Khoa Nhĩ Thấm bộ, từ nhỏ Qua Nhĩ Giai thị đã có thân phận cao quý hơn người, đó là một trong những lí do bà trở thành Hoàng thái tử phi của Dận Nhưng.

Bất ngờ xuất thân của cố diễn viên Châu Hải My: Qua Nhĩ Giai thị - đệ nhất quý tộc Mãn Châu thời nhà Thanh - Ảnh 4.

Phế Hoàng thái tử phi Qua Nhĩ Giai thị

Quay trở lại câu chuyện xuất thân Mãn tộc của cố diễn viên Châu Hải My.

Năm 18 tuổi, bố của Châu Hải My được cho là sẽ cưới một người phụ nữ Mãn Châu theo truyền thống. Nhưng ông không ưng về đối phương nên đã quyết định bỏ trốn.

Theo Châu Hải My: “Nếu bố tôi không chạy trốn đến Hong Kong (Trung Quốc) thì có lẽ tôi đã không tồn tại trên cuộc đời này”.

Bản thân cố diễn viên cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tổ tiên người Mãn Châu. Bố cô có những yêu cầu rất nghiêm khắc và nuôi dạy cô phải tuân thủ nghiêm ngặt các truyền thống lễ tiết từ nhỏ. Ví dụ, khi nhặt vật gì đó, cô không được cúi xuống nhặt mà phải ngồi xổm xuống một cách nhẹ nhàng và đoan trang. Ăn nói và hành xử cũng phải có sự chừng mực và lễ độ, qua đó thể hiện sự giáo dục của gia đình.

Nguồn: 163, Sina