Năm 2017, bé gái tên Chahat Kumar ở bang Punjab, Ấn Độ, bất ngờ được truyền thông quốc tế chú ý vì vẻ ngoài ú na ú nần với nhiều đốt ngấn ở cả tay và chân khiến nhiều người ngạc nhiên.
Bố mẹ của Chahat hàng ngày đều phải bận rộn với chế độ "ăn không phanh" của con. Reena (21 tuổi) - mẹ của Chahat cho biết, bé ăn lượng thức ăn gấp 4 lần khẩu phần ăn của một đứa trẻ bình thường mỗi ngày. Bé đòi ăn suốt cả ngày, bất cứ lúc nào. Nếu không được đáp ứng về chuyện ăn uống, bé sẽ khóc và gào thét lên.
Cô bé Chahat ú na ú nần ngày nào đã lớn hơn nhiều, có điều cân nặng của em không được cải thiện đáng kể. Khi chỉ mới hơn 2 tuổi, cân nặng của cô bé đã cán mốc 25kg. Em không thể bò hoặc tự đi như các bạn mà phải ngồi để lê lết từng bước vì cân nặng "quá khổ".
Em không thể bò hoặc tự đi như các bạn mà phải ngồi để lê lết từng bước vì cân nặng "quá khổ". Ảnh: Mirror
Cân nặng cơ thể phát triển bất thường khiến cả bản thân Chahat và gia đình của em đều gặp phải những phiền phức. "Chúng tôi rất muốn cho Chahat ra ngoài dạo chơi nhưng cơ thể của con bé khá nặng nên chúng tôi không thể bế con bé đi xa được mà chỉ cho nó chơi gần nhà", mẹ của em cho biết.
Bên cạnh đó, Chahat còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc hô hấp và ngủ. Hơn thế, trong quá trình điều trị, các bác sĩ còn phát hiện lớp da trên cơ thể của em cứng bất thường, làm cản trở quá trình xét nghiệm máu.
Bác sĩ của Chahat, Vasudev Sharma cho biết: "Đây là trường hợp đầu tiên mà ông từng gặp trong sự nghiệp cứu người của mình từ trước tới nay".
Được biết, Chahat bị thiếu hụt hóc môn Leptin (hay còn gọi là hóc môn tiêu hao năng lượng) dẫn đến tình trạng năng lượng tích tụ trong cơ thể gây ra thừa cân. Trên thế giới chỉ có khoảng 50 trường hợp và Chahat là một trong số đó.