Bị phụ huynh kiện chỉ vì mặc áo 100 triệu, cô giáo nói 1 câu khiến phụ huynh đỏ mặt xấu hổ

Cô giáo đã bị một số phụ huynh học sinh làm đơn tố cáo với ban giám hiệu nhà trường về phong cách ăn mặc của cô khi lên lớp. Nguyên nhân chỉ vì cô giáo này mặc chiếc áo khoác có giá tới... 28.000 NDT (khoảng 95 triệu đồng).

Nhân cách và lối sống của người giáo viên ảnh hưởng rất nhiều đến sự trưởng thành của mỗi học sinh. Cũng vì vậy nhiều phụ huynh đề ra những yêu cầu nghiêm ngặt cho giáo viên. Đôi khi họ "soi" giáo viên từng chút một, từ lời ăn tiếng nói đến ngoại hình, trang phục,... 

Tuy nhiên không vì vậy mà đánh đồng chung tất cả mọi việc, thậm chí là xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của người giáo viên bởi một đứa trẻ tốt sẽ phát triển tốt nếu nhận được cách giáo dục tốt từ cả gia đình và nhà trường. 

Một câu chuyện gây xôn xao thành phố Thẩm Dương (Trung Quốc) tuần qua khiến nhiều người phải chú ý. Đó là trường hợp cô giáo họ Tiêu bị một số phụ huynh học sinh làm đơn tố cáo với ban giám hiệu nhà trường về phong cách ăn mặc của cô khi lên lớp.

Nguyên nhân chỉ vì cô giáo này mặc chiếc áo khoác có giá tới... 28.000 NDT (khoảng 95 triệu đồng). Theo lý giải của phụ huynh, lương giáo viên không cao, chỉ khoảng 3.500 NDT/tháng (gần 12 triệu đồng). Chính vì thế họ nghi ngờ cô giáo này hoặc đã nhận quà lén lút, hoặc đã mở lớp dạy học thêm ở nhà thì mới có tiền mặc chiếc áo giá trị như vậy.

Sau khi biết tin, cô Tiêu đã rất bối rối. Bởi vì cô luôn nghiêm túc trong công việc, tuân thủ đạo đức nhà giáo. Việc bị phụ huynh tố giác chỉ vì một cái áo thực sự khiến cô rất ngỡ ngàng. 

Tuy nhiên thay vì tỏ ra sợ hãi, cô Tiêu lại vô cùng giận dữ trước việc mình bị chỉ trích chỉ vì mặc một chiếc áo đắt tiền đi dạy học. Cô Tiêu cho rằng chuyện này thật nực cười, cô phủ nhận việc đã nhận quà biếu xén hay mở lớp học thêm. Cô cho rằng những đồng tiền cô mua chiếc áo khoác đều là những đồng tiền trong sạch do cô tích góp nhiều năm đi làm mà có được. Không chỉ vì đồng lương cô quá ít ỏi mà mọi người lại nghi ngờ cô.

Nữ giáo viên này sau đó cho biết: "Thứ nhất tôi không dạy thêm, thứ hai không lén nhận quà cáp của ai. Bao năm qua tôi đi làm cũng dành dụm được một khoản tiền. Vả lại tôi còn có chồng chu cấp hàng tháng. Đúng thực là lương giáo viên thấp, nhưng không đến nỗi không mua nổi một chiếc áo khoác tử tế để mặc chống lại cái lạnh buốt của mùa đông. Vả lại việc tôi mua sắm quần áo cũng là việc cá nhân, chẳng nhẽ phải báo cáo cho phụ huynh hay sao? Trong mắt phụ huynh, giáo viên chúng tôi không xứng đáng mặc một chiếc áo đắt tiền sao?". 

Những lời cô giáo nói khiến tất cả các bậc phụ huynh cứng họng không nói thêm được gì nữa.

Câu chuyện của cô Tiêu sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội đã nhận được rất nhiều bình luận. Không ít người lên tiếng chê trách phụ huynh có hành động quá đà, phản cảm, gây tổn thương lòng tự trọng của giáo viên.

Phụ huynh càng không có quyền can thiệp và mọi thứ đều có thể đổ lỗi cho giáo viên. Thay vào đó, họ nên tập trung vào việc quan sát xem con em mình đã học hành chăm chỉ chưa, năng lực của giáo viên có đủ để dạy bảo con của mình hay không. Có như vậy thì việc học của các em ở trường mới đạt được hiệu quả, mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh cũng không quá căng thẳng. 

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, giáo viên khi đi dạy không nên ăn mặc trang phục quá đắt tiền, đặc biệt là ở cấp tiểu học. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến việc hình thành giá trị, quan điểm sống của học sinh.

Trên thực tế những lời cô giáo Tiêu nói không hề sai, khi cho con đi học, phụ huynh có thể đặt câu hỏi về năng lực quản lý và giảng dạy của giáo viên, có thể đặt câu hỏi về thái độ làm việc và tư cách của giáo viên, nhưng cách sống là tự do cá nhân, phụ huynh không có quyền can thiệp và mọi thứ đều có thể đổ lỗi cho giáo viên, điều này hơi vô lý.

Nhiều giáo viên có cách sống giản dị nhưng phụ huynh cảm thấy điều đó đang truyền năng lượng tiêu cực cho học sinh, điều này sẽ khiến học sinh cảm thấy học hành chăm chỉ sẽ không mang lại cuộc sống tốt đẹp cho các em.

 Ngược lại giáo viên sống xa hoa một chút, phụ huynh sẽ cảm thấy giáo viên nhận quà, dạy bù là vi phạm quy định, tất cả đều là tiêu từ tiền của phụ huynh.

Do đó dù sao làm nghề giáo cũng không thể làm hài lòng tất cả phụ huynh. Vậy nên chúng ta nên hiểu mục đích của giáo viên và phụ huynh đều giống nhau, đều là vì học sinh, nên hiểu và giúp đỡ nhau nhiều hơn, không nên hành động bồng bột khi có sự khác biệt, tránh điều đó làm cho mối quan hệ thêm căng thẳng và ảnh hưởng tới quá trình học tập của các con trẻ.