Sau 12 tháng với nhiều biến động, căng thẳng, nhiều gia đình không thể ở gần bên nhau vì dịch bệnh, một cái Tết ấm áp đủ đầy bên người thân yêu chính là hạnh phúc mà bất cứ ai cũng mơ về. Thế nên, tạm gác lại những âu lo của năm qua, người người – nhà nhà lại tất bật sắm Tết, mong cầu một năm mới may mắn, trọn vẹn mà vẫn không vượt chi so với kế hoạch.
Sắm Tết có kế hoạch ngay từ những ngày đầu
“Mỗi năm chỉ có một cái Tết” – tâm lý này khiến cho nhiều người trong chúng ta dễ sa đà vào việc chuẩn bị và mua sắm quá nhiều, đôi khi là dư thừa và không thực sự cần thiết. Chính vì vậy, nếu không lên kế hoạch và quản lý ngân sách từ đầu, chúng ta rất dễ “lạm chi” và thâm hụt bởi những khoản chi tiêu theo cảm xúc.
Bạn Ngọc Trâm (27 tuổi – TP.HCM) chia sẻ: “Năm nay là năm đầu tiên mình cưới và ra riêng nên thấy cái gì cũng muốn mang hết về nhà cho Tết này. Nhưng nghĩ lại, ra Tết hai vợ chồng còn nhiều kế hoạch, cũng lo lắng không biết tình hình dịch có ổn thực sự hay chưa. Nghĩ tới đây thì vợ chồng mình thống nhất cùng nhau Tết này sẽ ăn một cái tết thật tiết kiệm để ra Tết không bị “cháy túi”. Tụi mình cùng ngồi lại tính toán Tết này dự chi bao nhiêu, đâu là các khoản chi cố định, đâu là các khoản chi di động… để phân bổ trước theo tiêu chí “chi tiêu sau tiết kiệm”.
Đó không chỉ là suy nghĩ của những bạn trẻ, mà ngay cả hội phụ huynh cũng đồng quan điểm với câu chuyện sắm Tết tối giản, thiết thực, đủ dùng. Cô Thùy Nga (50 tuổi – Hà Nội) cho biết thêm: “Năm nay cô quá sợ cảnh chen chúc nhau mua đồ Tết để trữ do đợt dịch bệnh vừa rồi, nhiều lần cô phải đi mua đồ như đi “buôn sỉ”. Vậy nên Tết này nhà cô chỉ sắm sửa đơn giản để vừa được ăn đồ tươi, vừa không phải lỉnh kỉnh tích trữ nhiều. Siêu thị và chợ cũng mở lại sớm, nên cô chú quyết định năm nay ăn uống tươi ngon mà gọn nhẹ, vui vẻ là chính, vì năm qua mất sức nhiều rồi. Hôm nào lười vào bếp nữa thì cả nhà sẽ rủ nhau đặt đồ ăn mang về, cô thấy vậy cũng hay. Chứ cứ như Tết các năm cứ mải “hay lam hay làm”, cuối cùng vừa mệt, vừa thấy Tết mất cả vui!” (cười).
Những cuộc vui ngày Tết: “Vung tay vừa trán” – chơi vui, ăn ngon, ví khỏe!
Mâm cỗ Tết luôn là điểm nhấn của những ngày sum vầy. Song, để “giải phóng lao động” khi liên tục phải chăm chút cho cỗ bàn, đồng thời tăng sự đa dạng món ăn bên cạnh các món truyền thống như bánh chưng, củ kiệu, thịt đông, thịt kho tàu, nhiều gia đình lựa chọn sẽ xen kẽ việc ăn tại nhà và đặt thức ăn mang về.
Xu hướng này vừa có thể thay đổi khẩu vị, vừa mang đến cho gia đình những phút giây thảnh thơi tận hưởng bữa ăn mà không phải lo lắng khâu chuẩn bị hay “hậu kỳ” dọn dẹp bếp núc mỗi khi nấu xong. Các ứng dụng đặt món trực tuyến cũng thường có nhiều chương trình khuyến mãi để hỗ trợ người tiêu dùng kể cả những dịp Lễ/Tết. Và điều thú vị là người dùng có thể sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi cùng lúc, như trên ứng dụng Gojek với nền tảng đặt món GoFood, dẫn đến việc khách hàng nhiều khi khá bất ngờ với giá phải trả cuối cùng thấp hơn khá nhiều so với giá niêm yết hay so với đến tận nơi mua về.
Nhiều chương trình ưu đãi bất ngờ từ GoFood dành cho người dùng trong dịp Tết Nguyên đán
Chị Thùy Trang (35 tuổi, TP.HCM) kể về kế hoạch đón Tết: “Năm nay, mình và ông xã quyết định chỉ nấu khoảng 3 món đặc trưng cho ngày Tết để giữ khẩu vị truyền thống gia đình, còn lại sẽ đặt món ở các quán quen thông qua ứng dụng đặt món. Mấy tháng thành phố giãn cách, mình tự nấu ăn nhiều nên bây giờ đôi lúc cảm thấy vừa đuối, vừa… ngán đồ ăn của chính mình. Việc đặt món qua app giờ mình cũng quen hơn. Các ứng dụng đặt đồ ăn như GoFood của Gojek cũng theo kịp nhu cầu khách hàng nên họ triển khai khá nhiều khuyến mãi trước và trong dịp Tết. Tranh thủ Tết này mình chuyển hướng đặt đồ ăn bên ngoài xem như thế nào. Một điều chắc chắn là Tết này mình có thể nghỉ ngơi thêm một chút!”.
Năm 2021 là một năm kinh tế khó khăn với nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Với vai trò một nền tảng công nghệ kết nối hơn 200.000 đối tác tài xế, hàng chục nghìn nhà hàng và phục vụ hàng triệu người dùng, Gojek với nhiều sáng kiến đã thể hiện rõ mong muốn kiến tạo giá trị tích cực cho khách hàng và đối tác kinh doanh của mình. Các chương trình ưu đãi của Gojek, ngoài mục tiêu hỗ trợ người dùng có thể sử dụng các dịch vụ thiết yếu hàng ngày một cách tiện lợi với giá cả hợp lý, còn có ý nghĩa giúp tăng cơ hội doanh thu và thu nhập cho các đối tác và cộng đồng trong hệ sinh thái của mình. Gojek hy vọng rằng có thể góp một cánh tay nhỏ trong việc chia sẻ một mùa Tết ấm áp đến với mọi người – mọi nhà.
Chị Lê Nguyễn Ngọc Dung, Giám đốc GoFood của Gojek Việt Nam chia sẻ: “Thông qua chương trình, Gojek mong muốn được hỗ trợ người dùng trong việc đặt món ăn với giá cả hợp lý, phục vụ nhu cầu hàng ngày trong bối cảnh đời sống kinh tế xã hội bị ảnh hưởng bởi Covid- 19, nhất là trong dịp lễ Tết. Đây cũng là sự đồng hành, hỗ trợ từ Gojek để tiếp sức cho các cửa hàng, đặc biệt là các cửa hàng vừa và nhỏ và siêu nhỏ đang phải vượt qua vô vàn thử thách để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn này.”
Gojek tiếp tục triển khai chương trình giảm giá giao hàng tại các khu vực thuộc “Vùng Freeship” và giảm đến 50% cho các đơn hàng đặt món trên nền tảng GoFood. Chương trình này được triển khai từ năm 2021, trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng từ Covid-19, nhằm hỗ trợ người dùng trong việc đặt món trực tuyến, từ đó giúp nhà hàng, quán ăn duy trì doanh thu trong dịch. Ngoài ra, nhân dịp Tết Nguyên Đán 2022, Gojek còn thực hiện nhiều chương trình ưu đãi bất ngờ khác như “Tết ngon Hú hồn – đồng giá 8k”, “Còn Deal còn Tết – đồng giá 9k”. Điều đặc biệt là các chương trình ưu đãi có thể áp dụng cùng lúc trên cùng đơn hàng. Thông tin chi tiết tham khảo trên fanpage Gojek Việt Nam. |