Các chuyến tàu hỏa ở Trung Quốc dần mất đi… thứ mùi "đậm đà" đặc trưng: Thanh niên hiện đại thấy vui, người thế hệ trước lại hoài niệm

Những chuyến tàu chạy chậm đậm mùi nồng nặc ở Trung Quốc đã dần nhường chỗ cho tàu cao tốc với những toa tàu sạch sẽ và văn minh.

Đi tàu hỏa Trung Quốc trong những năm 1980, 1990 và 2000 là một trải nghiệm khứu giác phong phú. Vào những ngày chưa có đường cao tốc, tàu hỏa thường xuyên đông nghẹt người, chật chội và chậm chạp. Một chuyến tàu từ Bắc Kinh đến Thượng Hải có thể mất từ 10 đến 20 giờ; hành khách dành phần lớn thời gian trên tàu để ăn, ngủ và… đổ mồ hôi.

Kết thúc hành trình, mỗi chuyến tàu đều mang một mùi riêng khó quên. Nhưng mùi phổ biến nhất chính là mùi loại mì ly ăn liền mà hành khách đã ăn thay cho những món đắt tiền hơn được bán trên tàu. Đó là một sự kết hợp đặc biệt giữa sốt thịt bò, muối và bột ngọt. Thứ mùi đậm đà đó, cộng thêm đủ loại mùi pha trộn từ toa chứa và bán đồ ăn, còn có mùi mồ hôi của hành khách và mùi khó ngửi của nhà vệ sinh, đã gần như trở thành "biểu tượng" không thể thiếu trên những chuyến tàu hỏa chạy chậm ở đất nước này.

Các chuyến tàu hỏa ở Trung Quốc dần mất đi… thứ mùi đậm đà đặc trưng: Thanh niên hiện đại thấy vui, người thế hệ trước lại hoài niệm - Ảnh 1.

Mì ly ăn liền đã trở thành món ăn không thể thiếu trên các chuyến tàu hỏa ở Trung Quốc từ những năm 1980.

Vì sao gọi tàu hỏa là tàu chạy chậm? Đơn giản là vì nó chạy không nhanh bằng tàu cao tốc, tàu điện ngầm hiện đại mà thôi.

Tất nhiên, không phải chuyến tàu nào cũng có mùi giống nhau. Ở cái thời mà tàu hỏa còn được ưa chuộng, sân ga và thậm chí cả nhà ga đều là không gian mở. Người ta chuẩn bị trước những ly mì ăn liền trước khi lên tàu, ai đói thì lấy nước sôi phục vụ miễn phí ngâm mì rồi ngồi chồm hổm ăn luôn. Những người bán hàng rong bán cho hành khách qua cửa sổ tàu đang mở. Khi một chuyến tàu đi qua các thành phố khác nhau, nó sẽ tích tụ những mùi vị mới, từ món bánh mỳ kẹp Tây An của vùng Tây Bắc đến món bún gạo cay nồng của vùng Tây Nam Trung Quốc.

Những người hay đi tàu hỏa thường nói vui rằng, mùi tàu là mùi của sự cởi mở, mùi của quá trình đô thị hóa và sự di chuyển của xã hội. Những hạn chế được nới lỏng đối với việc di chuyển dân số trong những năm 1980 và 1990 ở Trung Quốc đã thúc đẩy làn sóng di cư lao động ồ ạt. Tầng lớp công nhân mới này đã mang theo những món ăn nhiều gia vị đến các siêu đô thị của Trung Quốc, nhưng vẫn tập trung vào sự tiện lợi như mì ăn liền.

Các chuyến tàu hỏa ở Trung Quốc dần mất đi… thứ mùi đậm đà đặc trưng: Thanh niên hiện đại thấy vui, người thế hệ trước lại hoài niệm - Ảnh 2.
Các chuyến tàu hỏa ở Trung Quốc dần mất đi… thứ mùi đậm đà đặc trưng: Thanh niên hiện đại thấy vui, người thế hệ trước lại hoài niệm - Ảnh 3.

Nhờ làn sóng di cư lao động này, món đùi gà om được phục vụ trên tuyến tàu Quảng Châu-Cửu Long đã trở thành món trứ danh mà hầu như hành khách nào cũng thưởng thức, mặc dù chúng không có mối liên hệ nào với ẩm thực Quảng Đông chính tông.

Cuối thế kỷ 20, gà om Đức Châu trở nên thịnh hành trên tuyến đường sắt Thiên Tân-Phổ Khẩu kết nối thành phố Thiên Tân với Nam Kinh. Tọa lạc tại một điểm then chốt dọc tuyến đường, thành phố Đức Châu đã trở thành một trạm dừng quan trọng nối miền Bắc và miền Nam Trung Quốc, nơi có lượng lớn hành khách đến nghỉ ngơi, dùng bữa hoặc đổi tàu. Là một trong những món ăn ngon và dễ gói mang đi nhất trong ẩm thực Đức Châu, gà om Đức Châu đã trở thành một thức quà phổ biến cho du khách đi ngang qua thành phố.

Các chuyến tàu hỏa ở Trung Quốc dần mất đi… thứ mùi đậm đà đặc trưng: Thanh niên hiện đại thấy vui, người thế hệ trước lại hoài niệm - Ảnh 4.

Gà om Đức Châu

Sự phát triển của đường sắt cao tốc vào cuối những năm 2000 gần như đã xóa bỏ mối liên hệ giữa du lịch bằng tàu hỏa và ẩm thực địa phương. Những hành trình ngắn hơn khiến bữa ăn trên tàu trở nên không cần thiết, các ga đường sắt cao tốc mới đều được giám sát chặt chẽ và tiêu chuẩn hóa hơn nhiều so với những ga trước đó. Nhiều điểm dừng nhỏ hơn bị bỏ qua hoàn toàn. Hành khách đi tàu cũng bắt đầu học những chuẩn mực hành vi mới, như tránh trò chuyện ồn ào hoặc ăn đồ có mùi nồng.

Do vậy, mì ly ăn liền vị bò hầm, từng là lựa chọn hàng đầu của nhiều hành khách đi tàu hỏa, đã bị xếp vào danh sách dự trữ khẩn cấp hoặc món ăn hoài niệm.

Các chuyến tàu hỏa ở Trung Quốc dần mất đi… thứ mùi đậm đà đặc trưng: Thanh niên hiện đại thấy vui, người thế hệ trước lại hoài niệm - Ảnh 5.
Các chuyến tàu hỏa ở Trung Quốc dần mất đi… thứ mùi đậm đà đặc trưng: Thanh niên hiện đại thấy vui, người thế hệ trước lại hoài niệm - Ảnh 6.

Một thanh niên đã mua thức uống Starbuck trước khi lên tàu hỏa, không quên chuẩn bị trước ly mì bò hầm.

Nhiều người trẻ Trung Quốc hiện đại thường nói cảm nghĩ về việc ăn mì trên tàu hỏa: “ Tại sao phải ăn mì trên tàu trong khi có thể mua McDonalds hoặc Starbucks trước? ”.

Những thay đổi này không hẳn là xấu. Xét cho cùng, mì ăn liền không phải là món ngon bổ dưỡng và mùi hăng được cho là “đậm đà” này có thể gây khó chịu cho những người chưa quen. Các trạm dừng cũng an toàn hơn, ít hiện tượng móc túi hơn, thực phẩm hợp vệ sinh hơn và ít nguy cơ bị lừa đảo hơn. Thời đại dần phát triển, mọi người tự nhiên khao khát sự an toàn, ổn định và hiệu quả.

Các chuyến tàu hỏa ở Trung Quốc dần mất đi… thứ mùi đậm đà đặc trưng: Thanh niên hiện đại thấy vui, người thế hệ trước lại hoài niệm - Ảnh 7.
Các chuyến tàu hỏa ở Trung Quốc dần mất đi… thứ mùi đậm đà đặc trưng: Thanh niên hiện đại thấy vui, người thế hệ trước lại hoài niệm - Ảnh 8.

Hành khách tranh thủ ăn mì trước khi lên tàu.

Các chuyến tàu hỏa ở Trung Quốc dần mất đi… thứ mùi đậm đà đặc trưng: Thanh niên hiện đại thấy vui, người thế hệ trước lại hoài niệm - Ảnh 9.

Người bán hàng rong bán hàng cho hành khách qua cửa sổ tàu.

Người thế hệ cũ cho rằng các nhà ga và toa tàu mới, sạch hơn, ít mùi hơn của Trung Quốc thể hiện sự cải thiện về “nền văn minh” là sai lầm vì thiếu đi thứ mùi vị đặc trưng.

Nhưng người trẻ lại không cho như vậy, thậm chí còn lên án và tỏ ra khó chịu khi xuất hiện mùi lạ trên tàu. Cũng không có ít người đứng trung lập, không quan tâm việc người khác ăn uống trên tàu, đặc biệt là mì ly ăn liền vị bò hầm, vì đó đơn giản là quyền của mỗi người, tàu hỏa cũng không có quy định nào cho việc cấm ăn uống trên tàu.

Nguồn: Sixthtone