Các lĩnh vực kinh doanh phổ biến cho gen Z

Gen Z đánh giá rất cao các thương hiệu trẻ trung, hợp mốt, có yếu tố hài hước, có tính sáng tạo và pha lẫn sự táo bạo.
Các lĩnh vực kinh doanh phổ biến cho gen Z - 1
Các lĩnh vực kinh doanh phổ biến cho gen Z - 2

Tư duy kinh doanh đang bùng nổ với thế hệ tiếp theo tham gia vào lực lượng lao động. Theo một cuộc khảo sát gần đây do EY và JA Worldwide thực hiện, hơn 50% số người tham gia sinh từ năm 1997 đến năm 2007 hy vọng một ngày nào đó sẽ điều hành công việc kinh doanh của riêng họ.

Các loại hình kinh doanh thu hút Gen Z (cụm từ để chỉ những người sinh từ năm 1996 đến năm 2012) cũng đang dần hình thành. Theo một báo cáo Global Web Index gần đây, Gen Z đánh giá rất cao các thương hiệu trẻ trung, hợp mốt, có yếu tố hài hước, có tính sáng tạo và pha lẫn sự táo bạo. Họ cũng đề cao các thương hiệu hỗ trợ khách hàng trong việc cải thiện hình ảnh của mình, cung cấp các sản phẩm mang tính cá nhân hóa, tham gia từ thiện, chăm sóc cộng đồng khách hàng và làm cho khách hàng cảm thấy mình được trân trọng.

Nhiều doanh nghiệp do những doanh nhân trẻ mới nổi này điều hành đã và đang rất thành công. Dưới đây là các loại hình kinh doanh đang phổ biến nhất.

Game

Global Web Index chỉ ra rằng 63% Gen Z quan tâm đến việc chơi game, cao hơn Gen Y đến 12%.

Ví dụ: Vào năm 2015, Sam Rosenthal thành lập The Game Band, một studio chơi game từng đoạt giải thưởng về mức độ lan truyền với trò chơi Blaseball và Where Cards Fall. Tạp chí Paris Review gọi Blaseball là “sự kiện giải trí độc đáo và thú vị nhất trên internet” khi mô phỏng lại toàn bộ các mùa bóng chày đang diễn ra.

Delane Parnell đã ra mắt PlayVS vào năm 2018, xây dựng một nền tảng cho các giải đấu thể thao điện tử ở trường trung học và đại học, trong game bao gồm các danh hiệu phổ biến, số liệu thống kê được theo dõi, công cụ huấn luyện viên và các chuyên gia hỗ trợ. Parnell đã nhìn thấy cơ hội để tạo ra một không gian ảo tương tự như các giải đấu thể thao truyền thống

Sắc đẹp

Hơn 38% Gen Z tham gia khảo sát bày tỏ sự quan tâm đến lĩnh vực làm đẹp và nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đã thành công trong lĩnh vực này bằng cách tự sản xuất mỹ phẩm và nâng tầm thương hiệu của mình lên vị trí trung tâm.

Ví dụ:

Jamika Martin và thương hiệu Rosen Skincare với các sản phẩm trị mụn. Tuy mới chỉ là một học sinh lớp 6 nhưng Martin sớm đã tìm hiểu và nhận ra 85% những bạn trẻ từ 12 đến 24 tuổi phải đối mặt với vấn đề da mụn, vì vậy cô đã bắt đầu kinh doanh thương hiệu của riêng mình. Rosen Skincare hiện hoạt động với một cửa hàng trực tuyến và phân phối tại các nhà bán lẻ như Target.

Dòng Jasmine Butler’s Juicy by Jay bán các sản phẩm thuần chay dành cho môi và không có độc tố.

Mỹ nghệ

Khi nghệ thuật dần trở nên dân chủ hóa hơn, Gen Z bắt nhịp với các doanh nghiệp để quảng bá tác phẩm, chú trọng vào cá tính với sức hấp dẫn rộng rãi.

Ví dụ: Được tung ra trực tuyến trong thời kỳ đại dịch, The Klay Shop hiện đã xuất hiện tại các chợ nông sản và chợ trời trên khắp Los Angeles để quảng cáo cho các sản phẩm khuyên tai và đồ gia dụng bằng đất sét polymer thủ công

Reese Cooper đã ra mắt bộ sưu tập quần áo nam đầu tiên của mình vào năm 2018 tại Paris, lấy nguồn cảm hứng chính từ phong cách Americanan cổ điển kết hợp với không gian ngoài trời.

Ẩm thực

Có một lượng lớn Gen Z tham gia mạnh mẽ vào lĩnh vực ẩm thực, họ quan tâm từ những địa điểm bình thường với sự hấp dẫn ngược cho đến những thương hiệu táo bạo, đột phá với các sản phẩm mới.

Ví dụ: Ba người bạn thời thơ ấu đến từ New Jersey đã mở quán Ggiata Deli ở Los Angeles, xuất phát từ tình yêu của họ đối với các món ăn cổ điển của Ý và các nguyên liệu tươi ngon của địa phương. Những vị khách từng trải nghiệm đã gọi nơi đây là một trong những địa điểm bán bánh mì Ý ngon nhất LA. Và sau một thời gian hoạt động trong đại dịch, Ggiata đã chuyển đến không gian riêng với nhiều kế hoạch mở rộng.

Nick Guillen và Nick Ajluni thành lập TRUFF Sauce vì họ không thấy ai có thể tạo ra được hương vị mà họ muốn. Họ đã phát triển thương hiệu của mình bằng cách cộng tác và tiếp cận với Gen Z có mục tiêu.