Lắng nghe nếu anh ấy muốn nói chuyện:
Nếu người ấy có vẻ khó chịu, hãy giúp anh chàng xả hết những khó chịu, bực dọc của mình bằng cách chia sẻ. Việc giúp anh ấy chia sẻ vấn đề khó khăn của bạn thân sẽ giúp chàng cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Bạn có thể nói: Anh có điều gì không vui à? Hãy chia sẻ một chút nào?
Nếu anh ấy muốn nói chuyện, hãy rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực. Đừng ngắt lời hoặc vội vàng trong việc cố gắng khắc phục vấn đề. Chỉ cần lắng nghe anh ấy nói thôi.
Đồng cảm
Một trong những điều quý giá nhất bạn có thể dành cho người ấy là thừa nhận bạn hiểu hoặc đồng cảm với những gì anh ấy đang trải qua. Hãy nói với chàng trai của bạn rằng bạn hiểu cảm xúc của anh ấy, và rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi.
Đầu tiên, hãy để lời nói của chàng gợi ý cho bạn về cảm xúc của anh ấy. Lắng nghe những chia sẻ về cảm xúc của chàng, chẳng hạn như “anh không biết phải làm gì” hay “anh cảm thấy bị xúc phạm…”
Sau đó, xác thực cảm xúc của anh ấy bằng cách nói những điều như, “Em rất tiếc về chuyện xảy ra với anh” hay “Em hiểu tại sao anh cảm thấy như vậy”.
Im lặng
Ngay cả khi chàng trai của bạn là mẫu người bộc trực, thì trong tình huống không mấy vui vẻ, có thể anh ấy sẽ không muốn thảo luận về tình huống hay suy nghĩ của mình ngay. Khuyến khích bạn trai của bạn chia sẻ là việc tốt. Tuy nhiên, nếu anh ấy chưa sẵn sàng, đừng cố thuyết phục.
Ví dụ, nếu bạn hỏi ‘Anh có muốn nói chuyện không?” và anh ấy và anh ấy trả lời ‘Không’ hoặc đơn giản là im lặng. Bạn có thể nói là “Được rồi, được rồi. Em sẽ ở bên cạnh anh nếu anh cần.”
Đừng liên tục giục anh ấy nói cho bạn biết điều gì đã xảy ra khi bạn trai của bạn không muốn nói chuyện. Chỉ cần cho họ một chút thời gian. Nhiều khả năng, chàng sẽ mở lời.
Cho chàng không gian riêng
Đừng ngạc nhiên nếu bạn trai của bạn muốn có không gian riêng. Một số người thích ở một mình khi họ buồn bã hay gặp tình huống khó khăn. Trong tình huống này, bạn chỉ cần cho anh ấy một chút thời gian thôi.
Nếu chàng cần không gian để suy nghĩ kỹ, bạn có thể nói “Em sẽ cho anh không gian riêng, và sau khi anh thông suốt chúng ta sẽ gặp nhau, được chứ?”
Nếu bạn trai của bạn không đòi hỏi không gian riêng tư hay cần khoảng thời gian rõ ràng, thì có lẽ anh ấy sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi có bạn ở bên.
Khuyên chàng tìm đến chuyên gia tâm lý
Nếu chàng của bạn buồn bã trong một thời gian dài, trốn tránh gia đình và bạn bè hoặc bắt đầu có những hành vi nguy hiểm, có thể chàng của bạn cần đến sự tư vấn từ một chuyên gia tâm lý. Hãy khuyên anh ấy hẹn gặp bác sĩ để được điều trị.
Ví dụ bạn có thể nói, "Em thấy gần đây anh không ổn. Anh có nghĩ rằng chúng ta nên gặp bác sĩ tâm lý và chia sẻ về vấn đề của mình không?”
Nói với chàng rằng bạn sẽ giúp anh ấy tìm một nhà trị liệu hoặc thậm chí đưa anh ấy đến gặp bác sĩ nếu anh ấy cần hỗ trợ.