Theo truyền thông Trung Quốc, nam sinh viên đại học họ Dương, 20 tuổi, ở Giang Tô (Trung Quốc) dạo gần đây thường xuyên cảm thấy tự tin quá mức. Đầu năm nay, Dương có suy nghĩ kỳ cục rằng, tất cả những cô gái xung quanh đều thích anh chàng. Dù những cô gái chỉ nhìn bâng quơ nhưng chàng trai này lại nhận định đó là ánh mắt "rơi vào bể tình" đối với mình. Chính vì thế, chỉ cần một cô gái lơ đãng nhìn anh, Dương sẽ chạy đến tỏ tình ngay lập tức khiến đối phương sợ hãi.
Đáng nói, dù nhiều lần bị từ chối, nam sinh vẫn cho rằng, lý do là các cô gái ngượng ngùng, không dám đối diện với lòng mình, miệng thì từ chối nhưng tim vẫn thích anh chàng.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, nam sinh viên còn có dấu hiệu thức đêm, khó tập trung, tiêu tiền bừa bãi. Vài ngày trước, vì biểu hiện quá lạ lùng, Dương được đưa đến Bệnh viện Nhân dân số 3 Hoài An để khám và được xác nhận mắc bệnh tâm lý gọi là "Động kinh đào hoa" hay là "Đào hoa điên loạn". Biểu hiện của bệnh là: tự tin quá đà, tin rằng tất cả mọi người đều thích thầm mình, dễ bị kích động, có ham muốn tình dục, cáu kỉnh vô cớ, cho rằng người khác điên cuồng vì yêu mình. Hiện, tình trạng của Dương đã được cải thiện sau khi điều trị.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh "Động kinh đào hoa" thực chất là một bệnh tâm lý thường được gọi là rối loạn lưỡng cực trong y học tâm thần, đây là chứng hưng cảm tâm lý hoặc các rối loạn cảm xúc khác có thành phần hưng cảm. Các nhà tâm lý học cho biết, căn bệnh này thường xảy ra nhiều nhất vào mùa xuân, thời điểm hoa đào nở rộ nên người ta gọi là bệnh "Động kinh đào hoa".
Khi người bệnh phát bệnh, tâm trạng liên tục bị lệch lạc trầm trọng, bệnh nhân dễ xuất hiện các triệu chứng không có lý do cụ thể hoặc yếu tố bên ngoài. Tâm trạng tiếp tục thay đổi sau sự kiện, cũng như những giai đoạn tâm trạng cao độ, cáu kỉnh hoặc hoạt động liên tục suốt cả ngày. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
1. Lòng tự tin bị thổi phồng hoặc quá mức.
2. Giảm nhu cầu ngủ.
3. Nói nhiều hơn bình thường hoặc khó ngừng nói.
4. Suy nghĩ đang nhảy vọt hoặc cảm xúc chủ quan dâng trào.
5. Sự chú ý nhanh chóng bị phân tán bởi những vấn đề tầm thường hoặc những kích thích bên ngoài không liên quan.
6. Tăng cường kích thích tâm lý vận động của các hoạt động hướng đến mục tiêu như tương tác xã hội, trường học ở nơi làm việc, tình dục hoặc các hành vi vô nghĩa không hướng đến mục tiêu.
7. Tham gia quá mức vào các hành vi bốc đồng có thể gây ra hậu quả đau đớn.
Tháng 3 là thời kỳ cao điểm của bệnh nhân rối loạn lưỡng cực. Chủ yếu là do thay đổi theo mùa dễ gây ra những thay đổi nội tiết trong cơ thể, khiến người bệnh hưng phấn, ảo tưởng quá mức, mất ngủ, nhu cầu giảm sút, tình trạng càng bất ổn. Rối loạn lưỡng cực thường phát triển ở tuổi vị thành niên hoặc đầu tuổi trưởng thành nhưng thường có sự chậm trễ giữa thời điểm khởi phát và điều trị, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa các cá nhân, việc học ở trường và hoạt động xã hội trong tương lai của một cá nhân.
Để ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng rối loạn lưỡng cực, mọi người nên mặc quần áo sáng màu và có đủ ánh sáng trong nhà. Thời tiết tháng 3 vốn đã dễ xảy ra chứng rối loạn lưỡng cực, những người có triệu chứng lưỡng cực nên nhận thức được căn bệnh này và tìm cách điều trị y tế càng sớm càng tốt, người nhà cũng nên hỗ trợ phù hợp để giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó chịu này.