Cần gì sang Thái xa xôi, "xứ sở triệu voi" cũng có lễ hội té nước cho bạn "quẩy" tung trời này

Tết té nước là lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của người Lào, được diễn ra vào tháng 4 hàng năm theo Phật Lịch. Năm nay, lễ hội kéo dài từ 14 tới 16/4. Cố đô Luang Prabang và Vang Vieng là hai nơi được du khách tìm đến nhiều nhất.

 

Tết té nước là lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của người Lào. Sự kiện diễn ra vào tháng 4 hàng năm theo Phật Lịch, đây cũng là thời điểm đông khách nhất ở xứ sở triệu voi. Năm nay, lễ hội kéo dài từ 14 tới 16/4. 

 

Theo truyền thống, trước khi té nước vào nhau, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành. Để tỏ lòng tôn kính, người trẻ té nước vào những người lớn tuổi để chúc sống lâu và thịnh vượng. 

Người Lào không chỉ té nước vào người mà còn vào nhà cửa, đồ thờ cúng, vật nuôi và công cụ sản xuất. Họ tin rằng nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, sạch sẽ và mạnh khỏe. Ai bị ướt nhiều là hạnh phúc nhiều.

Ai bảo Sài Gòn không lãng mạn là chưa được thấy mùa hoa vàng nở rực một góc trời đấy thôi

Ngoài ra, Tết té nước còn có nhiều hoạt động cộng đồng hấp dẫn như: lễ cúng Phật, tắm Phật, rước Phật, đua thuyền trên sông, xây tháp cát. Cát được đưa đến sân chùa và trang trí trước khi dâng cho các nhà sư để tỏ lòng thành kính. 

Cách di chuyển: 

Bằng đường hàng không: Từ Hà Nội bạn có thể bay đến thủ đô Viêng Chăn của Lào. Còn từ Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng, bạn có thể quá cảnh tại Hà Nội, Phnom Penh, Bangkok... giá vé khứ hồi trung bình từ 3,5 triệu đồng.

Bằng đường bộ:
- Kon Tum: Từ huyện Ngọc Hồi, bạn có thể bắt xe đi thẳng đến Pakxe của tỉnh Champasack của Lào.
- Đà Nẵng: Bạn có thể đến bến xe Đà Nẵng để mua vé đi Lào. Mỗi ngày đều có một chuyến đi Lào xuất phát lúc 8h theo lộ trình Đà Nẵng - Huế - Đông Hà - Lao Bảo (đường 9 Nam Lào). Từ đây du khách có thể đón xe đi Paksé, Savannakhet hoặc Viêng Chăn.
- Từ Hà Nội mỗi ngày đều có xe đi Viêng Chăn, Savanakhet, giá vé trung bình từ 350.000 - 400.000 đồng một người. Thời gian di chuyển khoảng 12 tiếng đồng hồ.

* Lưu ý:
- Không té nước vào nhà sư.
- Không té nước bẩn, nước lạnh lên người xung quanh.
- Nên dùng túi chống thấm để bảo vệ đồ đạc và các thiết bị điện tử.
- Nên dùng các phương tiện công cộng để di chuyển vì trong thời gian diễn ra lễ hội giao thông thường bị ách tắc.

Nguồn: Internet, VnExpress

 

Thú vui mới của các "con chiên" du lịch 2019: Lên Đà Lạt cắm trại, săn mây