Tức giận không đơn thuần chỉ là cáu gắt hay buồn bực. Khoa học cho biết có 3 kiểu tức giận, và mỗi loại sẽ có những biểu hiện khác nhau: có thể là tự trách bản thân, hành động liều lĩnh, khóc lóc và nhiều cách thể hiện khác nhau. Do đó, sự tức giận không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Và tức giận có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và cuộc sống của chúng ta, một trong số đó là tăng cân quá mức.
Trong nhịp sống hiện đại với vô số áp lực đè nặng lên chúng ta mỗi ngày, việc nổi giận là không thể tránh khỏi. Nhưng liên tục trong trạng thái này có thể gây bất lợi cho sức khỏe và đặc biệt là cân nặng của bạn. Vậy tại sao tức giận lại khiến chúng ta tăng cân? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Căn nguyên xuất phát từ hoóc môn adrenaline
Mỗi khi chúng ta tức giận, chúng ta không chỉ thể hiện thái độ khó chịu và bực bội bằng những hành động như ‘giận cá chém thớt’, ‘đụng thúng búng nia’, mà ở trạng thái này, các phản ứng hóa sinh trong cơ thể chúng ta cũng bắt đầu thay đổi. Hoóc môn adrenaline được giải phóng. LoạI hoóc môn này khiến chúng ta cảm thấy lo lắng, và châm ngòi cho những hành động liều lĩnh hay nguy hiểm của chúng ta. Khi tức giận lưu lượng máu từ các cơ quan nội tạng đến cơ bắp tăng nhanh, chúng ta không cảm thấy đói khi tức giận. Nhưng sau đó lại là câu chuyện khác.
Sau khi nồng độ adrenaline giảm, chúng ta cảm thấy cần phải bổ sung năng lượng đã mất và bắt đầu thèm ăn. Nhưng do tức giận khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và điều đó dẫn đến việc chúng ta bắt đầu ăn uống trong vô thức. Tức là khi đói vì tức giận, chúng ta cứ ăn mà không suy nghĩ liệu những thứ mà chúng ta đang tiêu thụ có tốt cho sức khỏe hay không, đơn giản thức ăn giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Bạn nên làm gì?
Cố gắng không ăn uống vô độ để giảm căng thẳng. Theo dõi chế độ ăn uống của bạn và dừng lại mỗi khi cảm thấy no. Ngoài ra, bạn có thể tập thể dục hoặc đi bộ để giải tỏa căng thẳng và bực dọc. Điều này sẽ giúp bạn giữ cân tốt hơn.
Lo lắng cùng là một biểu hiện của căng thẳng
Lo lắng có thể dẫn đến căng thẳng. Bởi khi chúng ta lo lắng, hoóc môn cortisol sẽ tăng lên, gây hại cho tim và huyết áp. Ngoài ra, loại hoóc môn này cũng ảnh hưởng đến cân nặng của chúng ta.
Cortisol chuyển đổi lượng đường trong máu thành chất béo và ức chế tiêu hóa. Và hậu quả là khiến chúng ta tăng cân và có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
Bạn nên làm gì?
Loại bỏ cảm xúc tiêu cực bằng một trò tiêu khiển tích cực. Đi đến phòng tập thể dục, tập thể dục, hoặc đi dạo trong công viên. Điều này sẽ giúp thay đổi trạng thái tâm trí và cảm xúc của bạn.
Chúng ta mất kiểm soát với chứng thèm ăn
Căng thẳng lần lượt dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ. Khi không ngủ đủ giấc, chúng ta sẽ cạn kiệt năng lượng. Và chúng ta thường tìm đến những loại đồ ăn chứa nhiều carbohydrate như nước ngọt, kẹo và các thực phẩm không lành mạnh khác để lấy lại năng lượng đã mất. Đồng thời, thiếu ngủ làm gián đoạn hoạt động của các hormone kiểm soát sự thèm ăn.
Bạn nên làm gì?
Tìm cách cân bằng cảm xúc và cuộc sống. Bạn có thể là đọc sách, gặp gỡ bạn bè, làm điều bạn yêu thích hoặc tập trung vào những việc khác mang lại cho bạn niềm vui và sự bình yên.