Nguyên Cát (27 tuổi) gần đây trở thành một hiện tượng được cư dân mạng Trung Quốc chia sẻ nhiệt tình. Anh là tiến sĩ tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung khi tuổi còn rất trẻ. Điều đáng nói nhất là anh được chọn vào danh sách trong chương trình "Tuổi trẻ thiên tài" của Huawei, với mức lương hằng năm lên tới 2,1 triệu tệ (khoảng 7 tỷ đồng).
Nhiều người bình luận, Nguyên Cát là một thiên tài bẩm sinh nhưng anh luôn cho rằng bản thân mình chỉ là người bình thường. Ít ai biết được, quá trình học của anh cũng không hề suôn sẻ, thậm chí trong lần tuyển sinh đại học đầu tiên đã thất bại.
Với thành tích xuất sắc ở hiện tại, chắc chắn Nguyên Cát không dựa trên tài năng bẩm sinh mà có được, đó là kết quả của một sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ theo một lộ trình phấn đấu rõ ràng. Những thành công anh có được ngày hôm nay chính là nhờ vào quá trình dạy dỗ đặc biệt của cha mẹ.
Dưới đây là phương pháp nuôi dạy con của ba mẹ Nguyên Cát:
Không bao giờ đặt áp lực về điểm số cho con trai mình
Trương Cát từng thi trượt đại học, khi được nhận vào Học viện Công nghệ Vũ Xương, điểm số của anh cũng không quá nổi bật. Anh thừa nhận mình có rất nhiều vấn đề trong học tập như: không nắm vững được kiến thức căn bản, không có kỹ năng làm bài thi, hay mắc chứng lo lắng và thể trạng trở nên kém mỗi khi tham gia kỳ thi lớn.
Mặc dù có được những thành tích xuất sắc như hiện tại, nhưng Nguyên Cát thừa nhận bản thân chỉ là người bình thường.
Tuy nhiên, cha mẹ Trương Cát chưa bao giờ ép buộc con mình phải học cái này hay làm cái khác. Họ thường xuyên khuyến khích con trai mình cố gắng mỗi ngày. Anh cũng thừa nhận những khuyết điểm của bản thân, sau đó tự tìm tòi ra phương pháp học phù hợp với mình, đặt ra các mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể và nỗ lực không ngừng mỗi ngày.
Anh cũng từng gặp không ít khó khăn trong việc nghiên cứu. Nghiên cứu đầu tiên của anh đã bị từ chối đến 6 lần và đến lần thứ 7 mới được công nhận.
Sau mỗi lần thất bại, Trương Cát lại được cha mẹ động viên, họ hướng dẫn con trai mình cách đối mặt với những thất bại, rút ra bài học, cải thiện những thiếu sót và hướng tới mục tiêu mới. Dưới những ảnh hưởng từ cha mẹ mình, anh hiểu rõ được mục tiêu và ý nghĩa của việc học, không vì những thất bại nhất thời mà ảnh hưởng đến tương lai sau này.
Cha mẹ của Trương Cát cho rằng, vào học trường đại học tốt không làm nên thành công của một người, hay điểm số kỳ thi đại học kém không quyết định được cuộc đời sau này.
Trao quyền cho con cái tự lựa chọn và đưa ra quyết định của bản thân
Theo báo chí đưa tin, cha mẹ của Trương Cát đều là giáo viên và họ kiên quyết phản đối cách giáo dục theo kiểu "đóng gói". Họ dạy con trai mình cách phân tích ưu và nhược điểm của từng lựa chọn và cho con cái tự đưa ra quyền quyết định.
Trương Cát nói: “Điều này cho phép tôi phát triển khả năng suy nghĩ độc lập, nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và biến tôi trở thành một con người biết tự lập trong mọi hoàn cảnh".
Phương pháp này của cha mẹ Trương Cát chứa đựng một số quan niệm giáo dục:
- Việc phân tích ưu và nhược điểm trước khi đưa ra một quyết định nào đó là một kiểu giáo dục rèn luyện khả năng đưa ra quyết định.
- Biết trao cho con cái, tôn trọng lựa chọn của chúng, rèn luyện khả năng tư duy độc lập của trẻ.
- Sau khi lựa chọn, trẻ phải học cách chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình.
Phương pháp này không chỉ cho con cái phát triển, thử và sai ở một mức độ nhất định mà còn đóng vai trò hướng dẫn.
Dạy con cái cách kiên nhẫn chờ đợi và nhận thức được việc "cho đi"
Trong quá trình trưởng thành, Trương Cát không bao giờ quên được bài học này từ cha mình. Mỗi khi muốn mua một thứ gì đó, cha anh sẽ không để con trai mình có được một cách dễ dàng.
"Ví dụ, nếu có thứ gì đó 100 nhân dân tệ, bố tôi sẽ luôn để tôi kiếm 5 nhân dân tệ và ông sẽ trả 95 tệ còn lại", Trương Cát nói.
Cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến thành công của anh ngày hôm nay.
Cha mẹ Trương Cát sẽ không đáp ứng yêu cầu của con cái một cách mù quáng. Họ biết cách trì hoãn sự ham muốn, hướng dẫn con cái hiểu rằng không phải cái gì cứ muốn là đều có ngay. Nếu cha mẹ thỏa mãn nhu cầu vật chất của trẻ một cách mù quáng, trẻ có thể có được thứ mình muốn mà không phải trả tiền, theo thời gian, trẻ có thể coi công sức của cha mẹ là điều hiển nhiên.
Dạy con cái biết khiêm tốn, nỗ lực hơn nữa mỗi ngày dù có đạt được thành tựu hơn người khác
Một người khi đã có chút thành tựu thường tỏ ra tự mãn, họ có xu hướng đánh giá thấp những khó khăn trước mắt. Thế nhưng Trương Cát lại khác, dù đạt được những thành tích đáng ngưỡng mộ nhưng anh tin rằng, bản thân mình chẳng có gì là phi thường, thậm chí chỉ là một người bình thường như bao người khác.
Theo đánh giá từ mọi người xung quanh, Trương Cát là một người không kiêu ngạo, biết khiêm tốn, sẵn sàng tăng ca không cần trả công miễn là làm đúng tiến độ công việc, điều này thực sự rất đáng khen ngợi.
Trên thực tế, ngoài lời mời mức lương hấp dẫn 2,1 triệu tệ mỗi năm từ Huawei, Nguyên Cát còn nhận được nhiều lời đề nghị hấp dẫn hơn từ những công ty lớn khác. Tuy nhiên, anh cho rằng tiền lương là một trong những yếu tố thường ảnh hưởng đến quyết định nhưng nó không phải là yếu tố anh coi trọng nhất. Anh đã chọn Huewei vì công ty này quan tâm và phù hợp với những gì bản thân cần nhất.