Con trăn "siêu to khổng lồ" được Trư Bát Giới vác trong Tây Du Ký: Là hàng "thật", không phải sản phẩm kỹ xảo

Vì lúc đó kinh phí thiếu trước hụt sau, nên đoàn làm phim Tây DU Ký phải sáng tạo ra nhiều mẹo vặt để xử lý hậu kỳ nhằm phục vụ khán giả

Từ trước đến nay, Tây Du Ký phiên bản 1986 vẫn được xưng tụng là một trong những bộ phim nổi tiếng bậc nhất màn ảnh Trung Quốc. Và cho đến nay, dù đã lên sóng được 35 năm nhưng sức hút của bộ phim vẫn chưa từng hạ nhiệt. Song, ít ai biết rằng để có được thành công đó, đoàn làm phim Tây Du Ký đã phải nỗ lực rất nhiều vì thực tế giai đoạn ấy kinh phí vô cùng eo hẹp, mọi kỹ xảo đều thô sơ. Thậm chí, mới đây một vài bí mật hậu trường của bộ phim khi được tiết lộ đã khiến không ít khán giả phải "hết hồn", đồng thời thán phục độ gan dạ, sẵn sàng hy sinh vì nghệ thuật của các diễn viên. 

Một số bí mật phía sau hậu trường bộ phim Tây Du Ký nay mới được hé lộ.

Trong tập 11 của phần 2 có tựa đồ Tuyệt vực biến thông đồ, có cảnh thầy trò Đường Tăng đụng độ rắn thần “mãng xà tinh”. Phần lớn mọi người khi nghĩ đến cảnh một con rắn to lớn trên phim đều cho rằng đó sẽ là sản phẩm của kỹ xảo. Nhưng hóa ra sự thật lại ly kỳ và rụng rời hơn thế nhiều. Theo đó, được biết vì để tiết kiệm chi phí đồng thời giúp hình ảnh thêm sinh động, đạo diễn Dương Khiết đã mượn một con trăn thật từ người quen và cho đóng vai "Mãng xà tinh".

"Mãng xà tinh" trong Tây Du Ký là một chú trăn thật "siêu to khổng lồ".

Đương nhiên là toàn bộ đoàn làm phim đều phải hợp tác với đồng nghiệp trơn tuột và đáng sợ này. Màn hợp tác không hề diễn ra dễ dàng, bởi có một lần "Mãng xà tinh" đã tẩu thoát ra ngoài trong lúc không ai chú ý khiến đoàn làm phim được một phen nháo nhào. Cuối cùng nhân viên hậu trường đã mất cả buổi trời mới tìm thấy "diễn viên". 

Những tưởng đây chỉ là kỹ xảo nào ngờ lại chân thật đến rùng rợn.

Dàn diễn viên trong phim đã phải vật lộn với một con trăn thật chứ không phải là kỹ xảo.

Kỹ xảo của Tây Du Ký 1986 vô cùng thô sơ, lạc hậu

Thời điểm 1986, kỹ thuật kỹ xảo điện ảnh của Trung Quốc vô cùng thô sơ lạc hậu. Kinh phí eo hẹp nên kỹ xảo còn kém hơn nữa. Họ đã buộc phải vượt qua mọi khó khăn thử thách, tìm tòi đủ mọi phương kế để hoàn thành bộ phim. Điều này khiến khán giả vô cùng cảm phục và  yêu mến.

Cảnh bay vút lên trời của Lục Tiểu Linh Đồng được thực hiện nhờ đệm lò xò thô sơ.

Thiếu kinh phí nên một số cảnh quay phải dùng người giấy thay thế. 

Cảnh qua sông thần thánh trên phim hóa ra lại rất vất vả và nguy hiểm.

Hơn 30 năm đã trôi qua, nhiều phiên bản Tây Du Ký mới hơn, tân tiến hơn và kỹ xảo đẹp hơn đã ra mắt, song Tây Du Ký 1986 vẫn luôn có một sức hút mãnh liệt trong lòng khán giả. Phần vì nội dung tuyệt vời, phần vì khán giả cảm nhận được tâm huyết và nỗ lực của cả đoàn làm phim.

Xem thêm: Hậu trường hài hước của Tây Du Ký 1986:

IFrame