Covid-19 mang đến 5 lý do mới để tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc địa phương

1. Thực phẩm có nguồn gốc địa phương cung cấp lợi ích xã hội cho cộng đồng

Trong tình hình hiện nay, việc sản xuất thực phẩm tại địa phương là quan trọng hơn bao giờ hết.

Hành trình của thực phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng phân tán về mặt địa lý phụ thuộc vào chuỗi cung ứng lớn, phức tạp. Nếu bị phá vỡ, nó có thể tác động đến nguồn cung thực phẩm và khiến hệ thống thực phẩm toàn cầu rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Covid-19 dẫn đến việc thiếu hụt lao động, gián đoạn hậu cần và sự không thống nhất về cung và cầu đã ảnh hưởng đáng kể đến mức sản xuất, phân phối và hàng tồn kho trên toàn hệ thống thực phẩm, gây nên tình trạng các kệ của siêu thị trống rỗng, lãng phí thực phẩm, sự ngừng hoạt động của các nhà máy chế biến, chấm dứt xuất khẩu và tăng vọt sự mất an ninh lương thực toàn cầu.

Mối đe dọa của các cuộc khủng hoảng hệ thống thực phẩm toàn cầu có thể được giảm thiểu thông qua các hệ thống thực phẩm địa phương mạnh mẽ với chuỗi cung ứng minh bạch, trao quyền cho các cộng đồng và tăng cường an ninh lương thực địa phương.


Thực phẩm địa phương là quan trọng hơn bao giờ hết, như một phương tiện để cải thiện an ninh lương thực.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã khuyến cáo các nước và người tiêu dùng về “nhu cầu hậu Covid” để hỗ trợ “hệ thống thực phẩm địa phương với chuỗi cung ứng ngắn hơn, công bằng hơn và sạch hơn nhằm giải quyết nhu cầu ưu tiên của địa phương”. Và Đại học Cambridge đã đề cập đến việc Covid-19 tác động đến các hệ thống thực phẩm địa phương như một chương mới trong lĩnh vực an ninh lương thực toàn cầu.

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Ipsos Mori và Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm tại Vương quốc Anh cho thấy, 35% người tiêu dùng đang mua nhiều thực phẩm địa phương hơn trước cuộc khủng hoảng. Dưới đây là 5 lý do tại sao lương thực địa phương và các ngành liên quan là lựa chọn của tương lai.

Vincent J. Miller, một giáo sư thần học tại Đại học Dayton, nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Tạp chí America cho rằng, tiêu dùng địa phương tạo ra lòng trung thành của khách hàng và các kết nối quan trọng của con người trong cộng đồng, điều này rất quan trọng trong thời kỳ khủng hoảng.

2. Thực phẩm có nguồn gốc địa phương là tốt cho nền kinh tế địa phương

Việc sa thải, đóng cửa và hạn chế di chuyển đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế địa phương. Với sinh kế giảm, Covid-19 dẫn đến việc thiếu lương thực, buộc nhiều nơi phải chuyển sang nguồn cung địa phương, do đó đã có một sự thúc đẩy trong kinh doanh nông thôn.

Trên toàn thế giới, nông dân đã kiểm soát việc phân phối của chính họ, cung cấp thực phẩm theo mùa. Cộng đồng tìm nguồn cung ứng thực phẩm từ nông dân địa phương, tiền vẫn nằm trong cộng đồng, giúp duy trì hoạt động các nhà sản xuất địa phương và gia đình họ.

3. Thực phẩm có nguồn gốc địa phương là lành mạnh và an toàn hơn

Thực phẩm có nguồn gốc địa phương thường được chọn ở giai đoạn chín tối ưu và được tiêu thụ ngay sau đó, làm cho nó tươi hơn và bổ dưỡng hơn với các đặc tính tăng cường miễn dịch mạnh hơn.

Thực phẩm dạng này có ít điểm tiếp xúc trong chuỗi cung ứng cũng có ít nguy cơ ô nhiễm hơn nhiều. Tính minh bạch của chuỗi cung ứng thường mang lại cảm giác an toàn cao hơn cho người tiêu dùng.

4. Thực phẩm có nguồn gốc tại địa phương có khả năng phục hồi tốt hơn đối với sự gián đoạn chuỗi cung ứng

Mật độ và độ phức tạp của các hệ thống thực phẩm phân phối lớn hơn về mặt địa lý làm cho chúng dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc chuỗi cung ứng. Ví dụ như vấn đề giao thông có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng, điều tương tự cũng xảy ra đối với sự gián đoạn tại các nhà máy chế biến, nhà máy đóng gói và trung tâm phân phối.

Các nhà sản xuất thực phẩm địa phương không phụ thuộc vào nguồn lao động, vận chuyển, đóng gói hoặc phân phối. Dễ dàng đến nguồn sản xuất tạo ra khả năng phục hồi và an ninh lương thực lớn hơn.

5. Thực phẩm có nguồn gốc địa phương tốt hơn cho môi trường

Cho dù đó là trong đóng gói, chế biến, vận chuyển hoặc phân phối, độ dài của hành trình mà thực phẩm đi giữa sản xuất và tiêu thụ có tác động đến môi trường tại mỗi điểm dừng dọc theo chuỗi cung ứng. Khoảng cách ngắn hơn giữa người sản xuất và người tiêu dùng có liên quan đến tác động của lượng carbon ít hơn và chất thải ít hơn.

Sản xuất địa phương cũng tạo ra trách nhiệm lớn hơn giữa các nhà sản xuất. Điều đó có nghĩa là họ sẽ có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động có trách nhiệm với môi trường.


Francisco, một nhà sản xuất hữu cơ đeo mặt nạ kiểm tra sản phẩm của mình vào tháng 4.

Trước đại dịch Covid-19, vấn đề an ninh lương thực phần lớn là mối quan tâm của các nước đang phát triển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển. Nhưng hiện nay đây là mối quan tâm của tất cả các nước, cả giàu và nghèo.

Trong tình hình hiện nay sản xuất thực phẩm địa phương là quan trọng hơn bao giờ hết. Tìm nguồn cung ứng thực phẩm tại địa phương làm giảm nguy cơ sốc chuỗi cung ứng trong khi cung cấp rất nhiều lợi ích xã hội, kinh tế, dinh dưỡng và môi trường cho người tiêu dùng, nhà sản xuất và cộng đồng của họ.

Theo Forbes