Giới chuyên gia nhận định có ít khả năng xóa sổ hoàn toàn COVID-19. Và từ lâu, các xã hội trong quá khứ đã học được cách chung sống với nhiều loại dịch bệnh.
MỤC LỤC [Hiện]
Đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) David Nabarro ngày 10/1 cho rằng thời điểm kết thúc đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới đã có thể bắt đầu dự báo được, song trong 3 tháng tới, tình hình y tế toàn cầu sẽ còn rất phức tạp.
Phát biểu trên kênh truyền hình Sky News (Anh), ông Nabarro nhận định: "Tôi e rằng chúng ta đang chạy marathon, nhưng chưa thể nói rằng chúng ta đã đi gần đến đích. Chúng tôi thấy rằng sự kết thúc (của đại dịch) không còn xa nữa. Trước khi đạt được kết quả đó, chúng ta sẽ phải đối mặt với một số đợt gia tăng đột biến (về số ca mắc mới COVID-19)".
Theo chuyên gia của WHO, "virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục phát triển" và những biến thể mới sẽ xuất hiện trong thời gian tới. Các đợt bùng phát có thể xảy ra sau mỗi 3-4 tháng do sự xuất hiện của các biến thể mới.
Đặc phái viên WHO nhấn mạnh cuộc chiến chống COVID-19 hiện nay rất phức tạp do các nước đang phát triển không đủ khả năng thực hiện những biện pháp hạn chế cứng rắn bởi vì các biện pháp này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc gia.
Trong khi đó, với số ca tái nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tăng vọt, các nhà khoa học Anh lo ngại biến thể Omicron với khả năng lây truyền cao có thể làm gia tăng nguy cơ tái nhiễm ở những người đã khỏi bệnh. Chuyên gia dịch tễ học tại Anh cho biết 10 - 15% số ca nhiễm biến thể Omicron ghi nhận ở Anh vào tuần trước là những người đã bị nhiễm một biến thể khác trước đó.
COVID-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu vào cuối năm 2022
COVID-19 sẽ trở thành "bệnh đặc hữu" giống như bệnh cúm vào cuối năm 2022. Tiến sĩ Ezekiel Emanuel, chuyên gia từng làm việc tại một ban cố vấn về dịch bệnh COVID-19 của Tổng thống Mỹ Joe Biden, đưa ra nhận định này ngày 9/1. Điều này đồng nghĩa với việc dịch bệnh trở nên ổn định hơn và có thể dự báo.
Tuy nhiên, ông Emanuel cho rằng căn bệnh sẽ trở thành bệnh đặc hữu trong năm nay, theo đó ông đề xuất nước Mỹ cần chuẩn bị một kế hoạch chiến lược cho giai đoạn này, đó là vaccine và tăng số người tiêm chủng.
Ngoài ra, Tiến sĩ Emanuel cũng cho rằng các biện pháp điều trị mới cũng như các biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm khác sẽ đóng vai trò trong việc giúp virus trở nên dễ kiểm soát hơn. Để làm được điều này, ông nhấn mạnh cần cải thiện hệ thống thông gió, có thêm nhiều liệu pháp điều trị hơn nữa, kịp thời điều trị bệnh nhân sau khi phát hiện dương tính trong vòng 3 ngày, và thực hiện các biện pháp này không chỉ đối với những người giàu có và khá giả.
Theo ông Emanuel, đây là những việc cần làm trong vòng 3 tháng tới để chuẩn bị cho kịch bản COVID-19 tồn tại trong không khí giống như virus hợp bào hô hấp (RSV), một loại virus gây bệnh hô hấp khác, cũng như tất cả các virus gây bệnh hô hấp khác.
Văn Toàn - Hoàng Đức tuyển Việt Nam nhiễm Covid-19 Kết thúc hành trình AFF Cup 2020 tại Singapore, tuyển Việt Nam trở về nước vào 31/12/2021. Trước khi về thăm gia đình, toàn đội đã được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR và thực hiện đủ thời gian cách ly... Xem thêm tại đây |