Để cha già tái hôn là quyết định tồi tệ nhất mà tôi từng làm

Tái hôn dù ở độ tuổi nào cũng đều là quyết định quan trọng, cần phải tìm hiểu kỹ đối phương là người như thế nào.
Chia sẻ

Để cha già tái hôn là quyết định tồi tệ nhất mà tôi từng làm - 1
Để cha già tái hôn là quyết định tồi tệ nhất mà tôi từng làm - 2

Xã hội bây giờ rất cởi mở, tái hôn là điều rất bình thường, thậm chí 1 người có thể tái hôn vài lần cũng không vấn đề gì. Thế nhưng, hôn nhân và tình yêu dù ở độ tuổi nào cũng vẫn cần coi trọng tính cách 2 bên có phù hợp với nhau hay không. Dù đó có là cuộc hôn nhân thứ mấy đi chăng nữa, không thể vì lý do “cần một người bên cạnh tuổi xế chiều” mà bỏ qua các yếu tố tính cách để “rổ rá cạp lại”.

Từ lời kể của chính cô con gái trong câu chuyện: “Ủng hộ việc tái hôn của bố là quyết định tồi tệ nhất mà tôi từng làm”, bạn sẽ hiểu được tại sao nhiều người nghĩ việc tái hôn không thể mang lại hạnh phúc.

"Cha tôi đã 58 tuổi, mẹ tôi qua đời đã lâu. Để bố không cô đơn khi về già, tôi từng ủng hộ mạnh mẽ việc bố tái hôn nhưng giờ lại rất hối hận.

Vào thời điểm đó, bà nội tôi không ủng hộ chuyện này. Tôi nghĩ đó đơn giản là sự khác biệt giữa 2 thế hệ. Nhưng có lẽ nhìn thấy con trai mình vất vả cả đời, cuối cùng bà nội cũng đồng ý việc tái hôn này.

Mẹ kế của tôi trước khi bước chân vào nhà tôi là một người khá tốt. Tôi cứ nghĩ bà ấy sẽ là một người vợ, người mẹ mà mọi người mong ước chứ không phải như “dì ghẻ” trong các bộ phim. Thế nhưng sau khi kết hôn, bà tìm mọi cách để anh trai và bà của tôi rời khỏi nhà. Vì hạnh phúc của bố, để ông không phải rơi vào hoàn cảnh khó xử trong gia đình, tôi cố gắng làm hài lòng mẹ kế nhưng vẫn chỉ là “cái gai” trong mắt người ta.

Lúc đầu, tôi nghĩ mẹ kế chưa có nhiều tình cảm với gia đình mới, mọi thứ có thể thay đổi sau một thời gian. Hóa ra tôi đã lầm, tính cách của một người vốn chẳng thể thay đổi dễ dàng như vậy. Có lẽ ban đầu mẹ kế cố tình giả vờ mình là người tốt.

Cứ như vậy, cuộc sống “bằng mặt mà không bằng lòng” trôi qua suốt nhiều năm. 3 năm trước, mẹ kế bị bệnh không thể rời khỏi giường. Bố tôi đưa bà đến nhiều bệnh viện để chạy chữa, may mắn cũng đã chữa được.

Năm nay, nghe tin bố tôi mắc bệnh ung thư, mẹ kế liền nói: “Mẹ biết các con rất hiếu thảo, mẹ tin các con sẽ chăm sóc bố thật tốt”.

Nói xong câu đó, bà không đoái hoài gì tới chồng mình trong bệnh viện. Sau khi bố tôi xuất viện, bà ở nhà 1 tuần rồi lấy tiền trợ cấp của bố tôi đến nhà con trai riêng của mình ở.

Trước khi đi, mẹ kế còn nói: “Vì sức khỏe của bố các con, để không ảnh hưởng tới tình cảm và thêm gánh nặng cho gia đình, mẹ sẽ ra đi, như vậy gia đình sẽ thoải mái hơn”.

Tôi chẳng hiểu bà ấy nghĩ gì trong đầu nữa, lạnh lùng bỏ rơi bố tôi khi ông bị bệnh. Tôi cứ nghĩ tìm cho ông một người bạn bên cạnh lúc tuổi già, cuối cùng lại rước về một người ích kỷ, thản nhiên bỏ rơi chồng mình như vậy. Có lẽ bố tôi rất buồn khi thấy vợ mình như vậy".

Hầu hết những người lớn tuổi muốn tái hôn đều hy vọng có thể giảm bớt gánh nặng cho con cháu. Điều này rất dễ hiểu nhưng trong thực tế sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khác. Tất cả đều phụ thuộc vào tính cách của người đó như thế nào.

Bản chất của con người rất phức tạp, không dễ nhìn thấu họ trước khi kết hôn. Phụ nữ gặp bất hạnh, bị tổn thương trong cuộc hôn nhân đầu tiên thường tính cách sẽ ít nhiều thay đổi, trái tim của họ trở nên chai sạn hơn.

Ngoài ra, có nhiều người đồng ý tái hôn không phải vì tình yêu mà nhắm vào việc phân chia tài sản.

Vì vậy, những người lớn tuổi đôi khi phải hiểu một điều rằng, tái hôn không phải là "cái phao cứu sinh" để an hưởng tuổi già. Họ nên tự biết cách chăm sóc bản thân, chuẩn bị cho mình 1 khoản tiền để phòng thân, có như vậy mới ít gặp rắc rối và trở thành gánh nặng cho con cháu.