Lần đầu tiên làm dâu, phụ nữ rất khó tránh khỏi có những sai sót, nhất là trong những dịp như lễ Tết. Nếu là một gia đình chồng hiểu chuyện, họ sẽ bỏ qua những thiếu sót của con dâu, dù sao đi chăng nữa cũng đã là con cháu trong gia đình, không nên có sự phân biệt đối xử. Ngược lại, nếu gia đình chồng muốn nhân dịp lễ Tết này bắt nạt con dâu, điều này sẽ gây ra những hậu quả không đáng có.
Cô và chồng cưới nhau được nửa năm, sau khi cưới cả 2 nhanh chóng quay lại thành phố làm việc. Tết năm nay, cô là con dâu mới nên buộc phải đón Tết ở quê chồng. Nghĩ tới điều này, cô không khỏi lo lắng trong suốt những ngày cận kề Tết.
Khi một người con gái kết hôn, phải xem một gia đình xa lạ như gia đình ruột thịt của mình, điều đó thực sự rất lạ lẫm trong những ngày đầu. Lúc này, nếu gia đình chồng yêu thương, tôn trọng, nó sẽ khiến phụ nữ cảm thấy mình thực sự may mắn khi gả đúng người.
Thế nhưng, cô lại chẳng may mắn được như vậy. Ngay ngày đầu tiên về quê chồng, cô đã bị mẹ chồng bắt vào bếp nấu nướng. Chồng cô muốn vào bếp phụ giúp vợ nấu nướng nhưng mẹ chồng lại ngăn cản, cho rằng việc bếp núc là của phụ nữ, bảo con trai ra phòng khách tiếp chuyện với mọi người.
Lúc này, bố mẹ chồng, chú thím và mấy đứa cháu đang ngồi trong phòng khách nói chuyện, ăn uống vui vẻ. Còn mỗi cô đang cặm cụi một mình trong bếp nấu nướng. Nghĩ tới điều này, cô không khỏi chạnh lòng.
Chưa dừng lại ở đó, khi cô dọn đồ ăn ra bàn, cũng chẳng có ai phụ giúp cô một tay. Mọi người đợi dọn cơm xong xuôi thì nhanh chóng ngồi vào bàn. Trong khi cô vẫn đang lúi húi dọn dẹp trong bếp, ở ngoài họ đã nhanh chóng cầm đũa lên ăn, cũng chẳng thèm gọi cô lấy một câu.
Càng nghĩ, cô càng cảm thấy ấm ức trong lòng. Thay vì động viên, mẹ chồng lại nói: “Cả nhà đói lắm rồi nên ăn trước”.
Cô tức giận tới mức không thèm nói thêm lời nào, không dọn dẹp nữa, vội vàng chào mọi người sau đó lái xe về nhà bố mẹ đẻ ngay trong đêm. Cô nghĩ, nếu trước trong đêm nay, nhà chồng không đến đón thì cô sẽ không về.
Câu chuyện này khiến cư dân mạng đưa ra 2 luồng tranh luận:
Thứ 1: Nhà chồng không tôn trọng con dâu, thậm chí tỏ thái độ bắt nạt. Ngay cái Tết đầu tiên đã chèn ép con dâu như vậy thì làm sao họ dám về quê chồng thêm lần nào nữa.
Thứ 2: Đây là năm đầu tiên ăn Tết nhà chồng, con dâu nên biết điều và tạo ấn tượng tốt cho nhà chồng, có như vậy sau này mới được gia đình chồng yêu quý.
Thế nhưng trên thực tế, con nào chẳng là con, dù có đi làm dâu nhưng họ cũng là con gái cưng bên nhà ngoại, làm sao có thể bắt ép như vậy được. Hóa ra, điều quan trọng nhất không phải bạn có thể hiện tốt bản thân ở nhà chồng hay không mà ngay từ đầu vốn dĩ họ đã không ưa gì bạn, dù bạn có cố gắng đến mấy cũng chỉ là "người dưng khác máu tanh lòng".
Trong trường hợp trên, rõ ràng đôi vợ chồng trẻ rất hiểu chuyện khi năm đầu tiên kết hôn đã về nhà nội ăn Tết. Con dâu vâng lời vào bếp nấu nướng dù trong lòng có chút khó chịu nhưng vẫn không thể hiện ra, chứng tỏ cô là người lễ phép và có học. Tuy nhiên, hành động phó mặc hết mọi công việc cho con dâu, còn không gọi cô tới ăn cơm cùng với mọi người, rõ ràng đó là hành vi thiếu tôn trọng người khác.
Bên cạnh đó, người chồng ở giữa không làm tròn trách nhiệm của mình. Khi có mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, vai trò của người đàn ông rất quan trọng. Một bên là mẹ và một bên là vợ, làm thế nào để cân bằng mối quan hệ 2 bên? Nếu người đàn ông quá nghe lời mẹ, vợ sẽ cảm thấy chồng là người không đáng tin cậy, chỉ biết "bám váy mẹ". Ngược lại, nếu đàn ông cưng chiều vợ, điều đó có thể khiến các bà mẹ ghen tị. Vì vậy, duy trì khoảng cách giữa 2 bên là cách tốt nhất để hòa hợp trong một mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu.