Động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc: Ghi nhận 660 dư chấn tại huyện Dingri, gấp rút cứu hộ nạn nhân

Tính đến 10h ngày 8/1 (giờ địa phương), Trung Quốc đã ghi nhận tổng số 660 dư chấn, trong đó có 31 dư chấn có độ lớn 3,0 trở lên ở khu vực Tây Tạng.

Theo Trung tâm Mạng lưới động đất Trung Quốc (CENC), có 28 dư chấn có độ lớn từ 3,0-3,9 và 3 dư chấn có độ lớn từ 4,0-4,9. Dư chấn lớn nhất nằm cách tâm chấn chính khoảng 18 km.

Tâm chấn của trận động đất có độ lớn 6,8 nằm ở huyện Dingri – cách thủ phủ Lhasa của khu tự trị Tây Tạng khoảng 183 km về phía Đông Nam. Tâm chấn nằm cách đoạn đứt gãy gần nhất khoảng 11 km, cơ chế động đất là đứt gãy kéo dài. Thảm họa đã khiến 126 người thiệt mạng và 188 người bị thương, 28 người nguy kịch được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân thành phố điều trị, 3.609 ngôi nhà bị sập.

Động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc: Ghi nhận 660 dư chấn tại huyện Dingri, gấp rút cứu hộ nạn nhân- Ảnh 1.
Động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc: Ghi nhận 660 dư chấn tại huyện Dingri, gấp rút cứu hộ nạn nhân- Ảnh 2.
Động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc: Ghi nhận 660 dư chấn tại huyện Dingri, gấp rút cứu hộ nạn nhân- Ảnh 3.

Lực lượng cứu hộ chay đua với thời gian để cứu sống nạn nhân trong các ngôi nhà bị sập (Ảnh: Xinhua)

Trung tâm Mạng lưới động đất Trung Quốc (CENC) đã tiến hành cuộc họp với sự tham gia của giới chuyên gia để đánh giá, nghiên cứu và phân tích về trận động đất.

Theo giới chuyên gia Trung Quốc, sau khi một trận động đất lớn xảy ra, có thể cảm nhận được các dư chấn ở khu vực nguồn và các khu vực lân cận. Các dư chấn này suy yếu dần về cường độ và tần suất theo thời gian, đồng thời sẽ có những biến động trong quá trình suy yếu. Vì vậy, vẫn có khả năng xảy ra động đất ở khu vực động đất ban đầu và các khu vực lân cận trong những ngày sắp tới.

Động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc: Ghi nhận 660 dư chấn tại huyện Dingri, gấp rút cứu hộ nạn nhân- Ảnh 4.

Cường độ của dư chấn thường tỷ lệ thuận với quy mô của trận động đất chính. Điều này có nghĩa là nếu trận động đất chính xảy ra ban đầu càng lớn, thì dư chấn sẽ càng mạnh và xảy ra thường xuyên hơn. Sau đó, hoạt động dư chấn sẽ tăng dần theo thời gian và giảm dần về cường độ và tần suất. Tuy nhiên, thời gian xảy ra dư chấn có thể khác nhau ở mỗi khu vực, có thể kéo dài vài tháng, thậm chí hơn 10 năm.

Do đó, giới chuyên gia cho rằng người dân tại các khu vực xảy ra động đất và xuất hiện dư chấn kéo dài cần lựa chọn địa điểm cẩn thận khi xây dựng nơi trú ẩn tạm thời. Người dân không nên quay trở lại nơi ở của mình trước khi các cơ quan chuyên môn thẩm định mức độ an toàn.

Động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc: Ghi nhận 660 dư chấn tại huyện Dingri, gấp rút cứu hộ nạn nhân- Ảnh 5.

Nỗ lực khôi phục lại lưới điện sau thảm họa (Ảnh: Xinhua)

Chiều 7/1, nhiều cơ quan chức năng địa phương đã kích hoạt cơ chế ứng phó khẩn cấp.

Công ty Điện lực Tây Tạng triển khai ứng phó khẩn đối với thảm họa động đất ở cấp độ II, đồng thời huy động các lực lượng sửa chữa hệ thống lưới điện. Hiện tại, mạng lưới điện của huyện Dingri đã được khôi phục.

Trong khi đó, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc kích hoạt ứng phó khẩn cấp về bảo tồn nước cấp độ IV. Một quan chức của Bộ Tài nguyên nước xác nhận căn cứ tình hình thiên tai, cơ quan này đã yêu cầu tổ chức ngay lực lượng chuyên môn kỹ thuật để thực hiện điều tra, đánh giá rủi ro đối với các dự án thủy lợi trong trận động đất nhằm kịp thời xử lý các nguy cơ tiềm tàng, đồng thời tiến hành cảnh báo sớm, sơ tán người dân vùng nguy hiểm, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân khi cần thiết.

Ủy ban Phòng chống giảm nhẹ và cứu nạn thiên tai quốc gia Trung Quốc đã nâng cấp độ ứng phó khẩn cấp cứu trợ thiên tai quốc gia lên cấp 2.

Động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc: Ghi nhận 660 dư chấn tại huyện Dingri, gấp rút cứu hộ nạn nhân- Ảnh 6.
Động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc: Ghi nhận 660 dư chấn tại huyện Dingri, gấp rút cứu hộ nạn nhân- Ảnh 7.
Động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc: Ghi nhận 660 dư chấn tại huyện Dingri, gấp rút cứu hộ nạn nhân- Ảnh 8.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu lực lượng chức năng tiến hành các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ toàn diện để giảm thiểu thương vong, giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống. (Ảnh: Xinhua)

Các chuyên gia tại Trung Quốc cảnh báo mặc dù cường độ của các dư chấn đang giảm dần nhưng người dân vẫn cần đề phòng các thảm họa thứ cấp như tuyết lở và lở đất.

Khu vực xảy ra động đất nằm trên cao nguyên Tây Tạng, có độ cao hơn 4.000 mét so với mực nước biển. Thêm vào đó, thời tiết đang trong giai đoạn lạnh tăng cường và tình trạng thiếu oxy ở cao nguyên khiến công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.

Hiện giới chức Trung Quốc đã huy động hơn 12.000 thành viên các lực lượng cứu hộ khẩn cấp, cứu hỏa, chữa cháy rừng, công an, quân đội và lực lượng cứu hộ khẩn cấp xã… tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ.