“Giáo sư Cù Trọng Xoay” là tên gọi mà Đinh Tiến Dũng được gọi sau khi tham gia chương trình Hỏi xoáy đáp xoay. Thời điểm chương trình còn phát sóng, “Giáo sư Xoay” được xem là 1 trong số những nhân vật cực hot và nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía khán giả. Sự hóm hỉnh, những câu nói thâm thúy nhưng không kém phần hài hước cộng với ngoại hình bắt mắt khiến “Giáo sư Xoay” dễ dàng chinh phục khán giả.
Năm 2012, khi chương trình đang ở đỉnh cao về lượng người theo dõi thì “Giáo sư Xoay” bất ngờ tuyên bố rút lui. Rất nhiều người đặt câu hỏi về sự ra đi đột ngột của anh, nhưng “Cù Trọng Xoay” chỉ trả lời đơn giản: “Tham gia Hỏi xoáy đáp xoay là một công việc làm thêm của tôi, nên nếu xong rồi thì đi làm thêm việc khác”.
Rời Hỏi xoáy đáp xoay, “Giáo sư Xoay” không tiếp tục tham gia showbiz mà lui vào hậu trường. Anh thỉnh thoảng xuất hiện với vai trò người viết kịch bản cho 1 chương trình nào đó chứ không tham gia diễn xuất. Năm 2015, “Cù Trọng Xoay” kết hôn cùng MC Hồng Nga. Kể từ thời điểm đó, “Giáo sư Xoay” khá im hơi lặng tiếng.
Chiều ngày 7.5 tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu vở nhạc kịch Ông lão đánh cá và con cá mập do “Giáo sư Xoay” là tác giả kịch bản. Sự kiện còn có sự tham dự của cố vấn nghệ thuật NSƯT Trần Ly Ly, đạo diễn sân khấu Vũ Đình Thắng, nhạc sĩ Văn Phong - Minh Phương, họa sĩ sân khấu Phùng Nam Thắng, biên đạo Đức Việt - Ngọc Diệp, hoạ sĩ minh họa Tuấn Bat, stylist Huyền Gin, họa sĩ phục trang NSND Vương Tất Lợi...
Kịch bản Ông lão đánh cá và con cá mập được định dạng nội dung kiểu Cổ tích Tập 2 khi lấy cảm hứng và sử dụng tình tiết từ các câu chuyện cổ tích nổi tiếng thế giới sau đó phát triển thêm những hướng nội dung mới, thậm chí có thể đảo chiều theo kiểu “phản cổ tích” để “giải thiêng” một số nhân vật hoặc mạch nội dung quen thuộc, để gây cảm giác vừa lạ, vừa quen, bất ngờ và thú vị cho người xem.
Vở diễn lần đầu tiên được công diễn trong hai đêm (1/6 và 2/6/2022) tại Hà Nội.
Vở nhạc kịch Ông lão đánh cá và con cá mập có thời lượng khoảng 45 phút với sự góp mặt của dàn nghệ sĩ có giọng hát đầy nội lực nhưng lần đầu tiên thử sức trong loại hình sân khấu nhạc kịch như: ca sĩ Đông Hùng (cá mập bố), ca sĩ Trung Dũng (ông lão), ca sĩ Thu Hiền VK (bà lão)... Điểm bất ngờ nhất là sự quy tụ rất nhiều tài năng nhí hóa thân vào tuyến nhân vật: Cá mập con, Cá Hề, Cá Vàng, Cá Bạc, Cá Khuyến Khích, nhóm Phù Du,..
Nói về tinh thần “phản cổ tích” của vở nhạc kịch, tác giả kịch bản - “Giáo sư Xoay” Đinh Tiến Dũng chia sẻ: “Nhạc kịch Ông lão đánh cá và con cá mập được tôi viết dựa trên nền tảng câu chuyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng, do vậy khán giả nhí sẽ nhận ra tuyến nhân vật vừa có những nhân vật quen thuộc vừa có thêm nhiều “nhân tố” mới, chắc chắn gây ngạc nhiên nhưng lại không hề ngẫu nhiên xuất hiện".
Cảm hứng sáng tác của “Giáo sư Xoay” Đinh Tiến Dũng là từ vai trò người bố của 2 con nhỏ
Anh cũng tiết lộ thêm: "Với mong muốn dựng một vở nhạc kịch remake có kịch bản lấy cảm hứng từ tuyến nhân vật, tình tiết từ những truyện cổ tích kinh điển như Ông Lão đánh cá và con cá vàng - vở nhạc kịch Ông lão đánh cá và con cá mập “phản cổ tích” khi táo bạo trong việc thay đổi, đảo chiều nhân vật so với bản gốc nhằm tạo ra một phiên bản “cổ tích hiện đại” gần gũi với đời thực hôm nay để tiếp cận khán giả nhỏ tuổi. Từ đó, đưa tới một góc nhìn mới, độc lập và phản biện hơn cho người xem đặc biệt là các em nhỏ. Cổ tích thời nào thì cũng gieo cho con người những ước mơ và hướng thiện, điều các em nhỏ nhận ra răng chẳng có ước mơ hay điều ước nào là miễn phí."
Các diễn viên chụp hình lưu niệm tại buổi họp báo
Được hỏi về cảm hứng cho phần kịch bản, anh cho biết: “Tôi cũng là bố của hai cháu bé, đôi lúc muốn gần con và hiểu con thì mình cũng phải trở thành chúng nó. Con xem gì tôi cũng xem, để phát hiện ra điều gì khiến các con mê mẩn, xemkhông chán như vậy. Cái khó nhất với trẻ nhỏ là khiến các con thích mà vẫn giáo dục và định hướng được. Vì vậy, khi bắt tay vào viết kịch bản vở nhạc kịch này là một bài toán khó với bản thân tôi. Lần mò, xoay trở, đánh vật mấy tháng tôi cũng hoàn thành với tinh thần “mình phải là một đứa bé”.
"Điều tôi yên tâm nhất là khi các con thưởng thức vở nhạc kịch này sẽ hoàn toàn thấy gần gũi vàthư giãn, với tràng cười hồn nhiên. Điều tôi yên tâm nhất là khi các con thưởng thức Vở nhạc kịch này sẽ hoàn toàn thấy gần gũi và thư giãn, với tràng cười hồn nhiên, các con sẽ nhớ các tạo hìnhvà tính cách của nhân vật bởi thấy giống mình và những người xung quanh. Vở nhạc kịch này sẽ không có những tuyên ngôn, giáo điều, định kiến phải thế này phải thế kia thì mới là người tốt khimà cá mập một hình tượng vốn bị mặc định là hung dữ, lại là người luôn bảo vệ và dung hòa tất cả.” Giáo sư Xoay chia sẻ thêm
Tham gia dự án ở góc độ Cố vấn nghệ thuật - Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn - NSƯT Trần LyLy hào hứng: “Tôi là người có niềm đam mê với loại hình nhạc kịch và ở Vở nhạc kịch Ông lão đánh cá và con cá mập càng khiến tôi thích thú bởi kịch bản “phản cổ tích”, đưa lên sân khấunhạc kịch một loại hình nghệ thuật kinh điển dành cho các em nhỏ. Dựa trên cốt chuyện cổ tích kinh điển, Vở nhạc kịch Ông lão đánh cá và con cá mập được thể hiện dưới một góc nhìn và hìnhthức mới mẻ để tiếp cận các em thiếu nhi đồng thời lồng ghép vào đó những thông điệp nhân vănmột cách tinh tế, khéo léo; qua đó giáo dục các em về tình người, về lòng nhân ái, khuyến khíchcác em nhỏ không ngừng mơ ước và nỗ lực lao động để thực hiện ước mơ của chính mình”.
Theo bà Hồng Nhung - Nhà sản xuất của Vở nhạc kịch Ông lão đánh cá và con cá mập, vở nhạc kịch mong muốn truyền đạt thông điệp nhân văn đến mọi đối tượng khán giả về ước mơ xuất phát từ chính sự nỗ lực của mỗi cá nhân và mỗi ngày sống một cách tích cực, đẹp đẽ chính là phép màu biến mọi ước mơ trở thành sự thực. Đặc biệt, câu chuyện tác động tích cực lên thế hệ thiếu nhi – vốn dĩ đang ngày càng bị thu hẹp sân chơi lý thú và bổ ích nuôi dưỡng trí tưởng tượng cũng như tiếng cười trẻ thơ.
Hai diễn viên nhí xinh đẹp
Với kịch bản độc đáo nhiều bất ngờ và tình tiết “quay xe” mang đậm màu sắc “giáo trí” và “phản cổ tích” - Vở nhạc kịch Ông lão đánh cá và con cá mập sẽ là điểm nhấn gây ấn tượng cho khán giả nhỏ tuổi. Vở diễn lần đầu tiên được công diễn trong hai đêm (1/6 và 2/6/2022) tại Hà Nội.