Hà Nội: Nữ nhân viên y tế vác bình oxi trèo tường cứu F0

Những ngày qua, số ca nhiễm mới tại Hà Nội tiếp tục tăng. Phường có hơn 23.000 dân, trong đó khoảng 400 F0 đang cách ly điều trị tại nhà. "Trăm công nghìn việc" từ đi lấy mẫu, tiêm vắc xin, phát thuốc… đến làm báo cáo, điều tra dịch tễ, chăm sóc F0 đều đè lên vai 8 nhân viên y tế.

Nửa tháng qua, Hà Nội liên tiếp dẫn đầu cả nước về số ca mắc mới trong ngày. Đến ngày 9/1, hơn 36.000 F0 điều trị tại nhà, tăng cao so với gần một tuần trước (22.000 F0 điều trị tại nhà ngày 3/1). Thành phố tăng cường tiêm vaccine, cung cấp thuốc kịp thời và quản lý chặt F0 tại nhà, giảm tải cho y tế tuyến trên để các bệnh viện tập trung cứu chữa người có triệu chứng trung bình nặng và nguy kịch.

2h sáng, điện thoại bàn của Trạm Y tế phường Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội đổ chuông réo rắt. Chị Đỗ Thị Thanh Nhàn, nhân viên Trạm Y tế phường, nhấc máy. Cuộc gọi đến từ một gia đình F0 nhưng không khai báo y tế, tự điều trị tại nhà. Khi người bệnh có triệu chứng chuyển nặng (khó thở, SpO2 giảm), người thân mới hoảng hốt gọi đến trạm y tế phường.

Được biết, trạm Y tế phường Chương Dương được cấp 10 bình oxy. Chiều cùng ngày, phường tổ chức tiêm vắc xin tại một trường học cạnh trạm y tế nên các nhân viên đã chuyển số bình oxy này sang trường học để phục vụ cho việc cấp cứu bệnh nhân sau tiêm. Theo lịch, ngày mai họ tiếp tục tiêm vắc xin nên số bình oxy vẫn được để tại đó.

Do tình huống cấp bách, bảo vệ lại khóa cửa trường học vì vậy chị Vũ Bích Ngọc và chị Đỗ Thị Thanh Nhàn, 2 nữ nhân viên trực ca đêm của trạm y tế, không còn cách nào khác đành trèo tường để vào trong, chuyển bình oxy ra ngoài.

"Sau đó, người điều khiển xe máy, người ôm bình oxy, dụng cụ… chúng tôi lên đường đến nhà bệnh nhân trong đêm" - chị Nhàn kể lại.

Xuất hiện tại nhà F0 – một phụ nữ 54 tuổi, nữ nhân viên y tế sau khi kiểm tra các chỉ số đã tiến hành cho bệnh nhân thở oxy. Dù được thở oxy nhưng tình trạng F0 không tiến triển, chỉ số SpO2 vẫn dưới 94, các nhân viên y tế gọi Trung tâm cấp cứu 115 để đưa bà vào bệnh viện cấp cứu.

Không chỉ vậy, các nhân viên y tế còn tiến hành test lại để hoàn thành hồ sơ cho bệnh nhân nhập viện. 

"Nếu gia đình khai báo y tế từ trước, khâu hoàn thành hồ sơ cho F0 sẽ nhanh hơn nhưng do không khai báo, chúng tôi hoàn toàn bị động. Nửa đêm, mới chạy ngược chạy xuôi lo giấy tờ để cho F0 đến viện…" - chị Ngọc nói.

"Ban ngày, khi có các ca chuyển nặng, y tế phường sẽ có lực lượng dân phòng đến hỗ trợ chuyển bình oxy đi. Nhưng đêm, chỉ có 2 chị em phải tự xoay xở. Có hôm vừa vác bình vừa leo cầu thang bộ lên tầng 5 cấp cứu F0, mình cũng thấy khó thở theo" -  chị Nhàn nói đùa.

Các nhân viên y tế về đến phường khi đồng hồ chạm sang con số 4h sáng. Họ nghỉ ngơi 1 chút trước khi bước vào cuộc chiến của ngày mai…


Nhân viên Trạm Y tế phường Chương Dương đến nhà tiêm vắc xin cho người dân

Đó là một đêm trong suốt nhiều tháng qua tại Trạm Y tế phường Chương Dương - nơi có 8 nhân viên y tế phải quản lý, chăm sóc 400 F0 đang điều trị tại nhà. 

Hà Nội: Anh thợ nghèo kể lại giây phút cứu bé gái trong ngôi nhà cháy dữ dội

Trung Văn Nam - người dũng cảm lao vào đám cháy cứu thành công nữ sinh lớp 9 - cho biết thời điểm nghe tiếng kêu cứu trong ngôi nhà đang cháy, anh chỉ nghĩ tới một việc duy nhất là làm sao cứu được người... Xem thêm tại đây 

MỤC LỤC [Hiện]