Hans: Chú ngựa thiên tài biết đọc và đếm

Hans là một chú ngựa thông minh, nó cũng là con ngựa đầu tiên có thể học được cách đọc và đếm dưới sự dạy dỗ của con người.

Clever Hans là một con ngựa đến từ Đức, thuộc sở hữu của Wilhelm II. Hans thuộc giống ngựa Orlov Trotter (hay còn được gọi là Orlov) của Nga.

Và theo sự quan sát của nhiều người, dường như đây là một con ngựa biết đếm, nói các ngày trong tuần và thậm chí hiểu cả tiếng Đức.

Lúc đầu, nhiều người tin rằng đây chỉ là một lời nói dối để Wihelm II thu hút sự chú ý. Tuy nhiên Hans thực sự là một chú ngựa thông minh, và đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhờ những khả năng không giải thích được.

William von Osten đã cho ra mắt màn biểu diễn đầu tiên của chú ngựa phi thường này vào năm 1891, và cả hai đã thu hút rất nhiều sự chú ý của công chúng.

Hans: Chú ngựa thiên tài biết đọc và đếm - Ảnh 1.

Wilhelm von Osten và chú ngựa của mình. Clever Hans, thuộc giống ngựa Orlov Trotter (hay còn được gọi là Orlov) của Nga. Đây là dòng ngựa nổi tiếng với bước kiệu dài, tốc độ nhanh và sức bền tốt. Tại Nga, Orlov là giống ngựa nổi tiếng nhất, bắt đầu được nhân giống phổ biến vào những năm cuối thể kỷ 18.

Đằng sau mỗi học trò giỏi, còn có một người thầy vĩ đại. Và quả thực, Herrn von Osten, một nhà toán học người Đức ít được biết đến đã nhìn thấy tiềm năng ở Hans cũng như cơ hội để thu hút sự chú ý từ những khả năng mà con ngựa có.

Vì con ngựa không thể nói như con người, bởi vậy nó giao tiếp bằng cách đạp chân xuống đất. Ví dụ Herrn von Osten hỏi: Nếu thứ ba ngày 8 thì thứ sáu ngày bao nhiêu. Lập tức Hans sẽ đạp chân 11 cái. Hỏi 23 + 49 bằng bao nhiêu, Hans có thể đạp chân 72 cái liền.

Hans không chỉ biết đếm mà còn có thể xác định được thời gian. Thậm chí, nó còn biết "nói" tiếng Đức. Bằng việc gõ móng theo những con số thay cho chữ cái, con ngựa có thể đánh vần đúng tên người, hoặc ghép thành một câu hoàn chỉnh.

Sau màn biểu diễn này, cả nước Đức đều biết đến con ngựa đặc biệt này, và mọi người cũng theo đó mà coi nó như một loại báu vật quốc gia.

Con ngựa này cũng trở nên nổi tiếng vào năm 1892-1893 đến nỗi nhiều người sẽ đi khắp thế giới chỉ để tận mắt chứng khiến những khả năng đặc biệt của Hans.

Hans: Chú ngựa thiên tài biết đọc và đếm - Ảnh 2.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người đã tự hỏi rằng liệu đây có phải là một trò lừa bịp hay Hans thực sự là một con ngựa thông minh. Sự việc đã trở nên nghiêm túc đến mức Bộ Giáo dục Đức đã chỉ đạo thành lập Ủy ban điều tra khoa học đối với Clever Hans.

Ủy ban này đã tiến hành 4 bước kiểm tra bao gồm: tách riêng Clever Hans cùng người chủ với khán giả để loại trừ sự trợ giúp của người thứ 3; thay thế Osten bằng những người hỏi khác; dùng khăn bịt mắt Clever Hans; và kiểm tra khả năng Hans đã được học thuộc câu trả lời từ trước.

Năm 1904, một nhóm các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng họ không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào chứng minh rằng đó là một trò lừa bịp. Tuy nhiên, Giáo sư Carl Stumpf và một trong những sinh viên của ông, Oskar Pfungst, cuối cùng đã giải quyết được bí ẩn.

Họ lưu ý rằng Hans rất hiếm khi có thể trả lời những câu hỏi mà chủ nhân của nó không biết câu trả lời. Điều đó cho thấy rằng chắc chắn phải có mối liên hệ nào đó đặc biệt giữa Wilhelm von Osten và Hans.

Hans: Chú ngựa thiên tài biết đọc và đếm - Ảnh 3.

Giáo sư tâm lý học Carl Stumpf.

Thông qua các cuộc kiểm tra và quan sát cẩn thận, họ nhận ra rằng Hans đang phản ứng với những tín hiệu rất tinh tế, thậm chí là vô thức do huấn luyện viên đưa ra.

Ví dụ, khi Hans được hỏi hai cộng ba bằng bao nhiêu, Osten hoặc người đặt câu hỏi (đứng ngay trước con ngựa) sẽ hơi cúi người về phía trước sau khi Hans đá năm lần và trước khi thực hiện động tác này cho lần thứ sáu.

Mỗi khi Hans thực hiện số lần đạp chân đúng theo đáp án, người huấn luyện sẽ thực hiện các cử động tinh tế (đôi khi chỉ là một sự thay đổi đơn giản về nét mặt hoặc tư thế) để yêu cầu con ngựa dừng lại.

Hans rõ ràng đã được huấn luyện bài bản và khen thưởng cho những câu trả lời đúng, do đó nó đã quen với kiểu hành vi này. Do đó, Hans đúng là một con ngựa thông minh, nhưng không thông minh như công chúng nghĩ.