Học trò tranh thủ "thả thính" cô giáo khi học online gây tranh cãi: "Bố mẹ thì còng lưng ra nuôi ăn học"

Một lần nữa, vấn đề học sinh, sinh viên đưa ra những tin nhắn không liên quan đến học tập trong những phần mềm phục vụ việc học online gây tranh cãi. Bản chất của vấn đề này là gì?

Mới đây, một diễn đàn MXH dành cho học sinh, sinh viên đã chia sẻ một hình ảnh chụp lại tin nhắn "thả thính" của học trò trong một lớp học online bằng phần mềm Zoom gây tranh cãi. Trong ảnh, một nam sinh đã nhắn tin đến cô giáo: "Cô ơi, trong kính của cô có gì kìa cô. Có hình bóng của em trong đấy đấy cô ạ!".

Tin nhắn đã nhận được nhiều ý kiến chỉ trích từ cư dân mạng: "Bố mẹ còng lưng ra nuôi cho ăn đi học con cái lên trường thả thính cô giáo. Cọc ghê"; "Con với chả cái"; "Con với chả cái"; "Học hành cho nó cẩn thận vào"; "Chán chả buồn nói"; "Bố mẹ nuôi đi học con ở nhà học online bày đặt thả thính cô giáo"...

Đây không phải lần đầu tiên những hình ảnh không hay về lớp học online được đưa lên mạng gây tranh cãi. Từ năm ngoái, khi nhiều trường lớp áp dụng việc học online trên các phần mềm để tránh dịch Covid-19 thì đã có nhiều sự cố xảy ra. Đã từng có những vụ việc nghiêm trọng hơn nhiều chuyện "thả thính" như học sinh hack phần mềm, mời người khác vào lớp phá đám... Hay chuyện nhiều bạn ngủ gật cả buổi khi học online, giả vờ mạng Internet tại nhà trục trặc để trốn học... cũng từng gây tranh cãi.


Học sinh từng phá lớp học online.


Ngủ gật, chơi game trong giờ học online.

Còn trong câu chuyện "thả thính" lần này thì rõ ràng không phải chuyện lớn. Tuy nhiên, nếu nói trường hợp này học trò không chú tâm học, phụ công nuôi dưỡng của bố mẹ thì cũng hơi quá. Những nhận xét này đến từ phía cư dân mạng, các bạn học sinh, sinh viên mà có lẽ đều không phải thành viên trong lớp học đó nên có lẽ chưa khách quan.

Nếu trường hợp này là cô giáo trong ảnh lên tiếng hoặc một vài thành viên trong lớp đó kêu ca thì đúng là bạn nam đã sai. Nhưng chưa ai trong số họ ý kiến gì thì có thể do lớp học này có nội quy ngầm là nói chuyện thoải mái với nhau. Có nhiều giáo viên chọn cách này để khiến các môn học đỡ khô cứng, nhàm chán hay căng thẳng. Cô giáo xinh đẹp có lẽ đã quá quen với việc được người khác "thả thính".

Nhìn một cách tích cực thì chuyện "thả thính" chỉ thể hiện tính chất "nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò" của học sinh, sinh viên mọi thế hệ mà thôi. Sẽ là vấn đề đáng bàn nếu tin nhắn đó được gửi riêng tới cô giáo./.

https://checkinvietnam.vtc.vn/