Mang gạt tàn thuốc lá gia truyền đi kiểm định, người đàn ông chưng hửng trước kết luận của chuyên gia: Đúng là đồ cổ nhưng giá trị “xoàng”

Trào lưu sưu tầm, trao đổi cổ vật hiện đang là một lĩnh vực rất "hot" ở Trung Quốc, bởi lĩnh vực này có thể giúp một người giàu lên trong phút chốc nếu may mắn sưu tầm trúng cổ vật đáng giá. Thế nhưng cũng có thể khiến nhiều người hụt hẫng, mất một số tiền lớn nếu chẳng may mua phải đồ giả.

Để giúp người dân nhận biết cổ vật thật/giả, nhiều chương trình truyền hình thẩm định cổ vật đã ra đời, với sự góp mặt của nhiều chuyên gia thẩm định danh tiếng, đáng tin cậy.

Mang gạt tàn thuốc lá gia truyền đi kiểm định, người đàn ông chưng hửng trước kết luận của chuyên gia: Đúng là đồ cổ nhưng giá trị “xoàng” - Ảnh 1.

Chương trình "Kiểm định bảo vật" của đài CCTV Trung Quốc được mệnh danh là một trong những sàn "định giá" cổ vật uy tín.

Trong đó, chương trình "Kiểm định bảo vật" của đài CCTV Trung Quốc được mệnh danh là một trong những sàn "định giá" cổ vật uy tín, thu hút được nhiều người tới nhờ kiểm định những món đồ có nguồn gốc lâu đời.

Trong một tập phát sóng gần đây, một người đàn ông quê ở Hà Nam đã mang đến chương trình một chiếc gạt tàn thuốc nhờ chuyên gia thẩm định. Các chuyên gia khi biết món đồ được mang đến để thẩm định là một chiếc gạt tàn thuốc đã vô cùng tò mò và thích thú.

Mang gạt tàn thuốc lá gia truyền đi kiểm định, người đàn ông chưng hửng trước kết luận của chuyên gia: Đúng là đồ cổ nhưng giá trị “xoàng” - Ảnh 2.

Mang gạt tàn thuốc lá gia truyền đi kiểm định, người đàn ông chưng hửng trước kết luận của chuyên gia.

Sau khi quan sát, các chuyên gia nhận định rằng đây có thể là gốm "Nhữ diêu" có xuất xứ từ thời Tống vãn kỳ từ vùng Nhữ Châu (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). "Nhữ diêu" trong men có chứa mã não, ánh sắc xanh ngọc phỉ thúy rực rỡ, men trong vắt như ngọc. Đồ gốm Nhữ diêu được chế tác cho cung đình triều Tống sử dụng trong vòng 30 năm, được xem là một trong Ngũ đại danh diêu thời Tống.

Mang gạt tàn thuốc lá gia truyền đi kiểm định, người đàn ông chưng hửng trước kết luận của chuyên gia: Đúng là đồ cổ nhưng giá trị “xoàng” - Ảnh 3.

Một chiếc bát Nhữ diêu quý hiếm của thời Tống.

Sau khi Kim diệt Bắc Tống, lò gốm Nhữ diêu cũng tiêu vong, vì thế ngày nay các món Nhữ diêu còn lại rất ít. Hiện nay, ước tính trên thế giới chỉ còn lưu lại được 4 món Nhữ diêu, thế nên thật may mắn cho những ai sở hữu nó.

Sau khi biết được xuất xứ và giá trị, nhóm chuyên gia muốn người đàn ông thử thẩm định xem anh ta đoán mức giá của chiếc Nhữ diêu này với giá bao nhiêu. Người đàn ông định giá món đồ mà mình mang đến có giá trị 500 vạn tệ (khoảng 17 tỷ đồng). Khi anh này đưa ra con số 17 tỷ cho Nhữ diêu, nhóm chuyên gia lúc đó đã bật cười và cho rằng con số này còn cao hơn nhiều lần so với những gì anh tưởng tượng.

Người đàn ông này nghe vậy liền vô cùng kinh ngạc, bởi anh không nghĩ rằng món bảo vật mà tổ tiên để lại cho gia đình lại có giá trị lớn đến như thế. Nhưng đáng tiếc thay, sau khi nhóm chuyên gia thẩm định chắc chắn một lần nữa và đưa ra kết quả. Đúng là đồ cổ nhưng giá trị "xoàng", bởi món bảo vật mà người đàn ông này mang đến không phải là một chiếc Nhữ diêu thật.

Mang gạt tàn thuốc lá gia truyền đi kiểm định, người đàn ông chưng hửng trước kết luận của chuyên gia: Đúng là đồ cổ nhưng giá trị “xoàng” - Ảnh 4.

Nhữ diêu thật có giá trị lên đến hàng chục triệu USD.

Men ngọc của chiếc gạt tàn thuốc này dù rất đẹp nhưng lại không hề tinh xảo như Nhữ diêu thật. Tuy nhiên dựa vào chất liệu thì sản phẩm giả này cũng có tuổi thọ tương đối "cổ", có giá trị sưu tầm. Vì vậy để "an ủi" người đàn ông, nhóm chuyên gia tuyên bố sẵn sàng mua lại chiếc gạt tàn thuốc bằng ngọc này với giá 5.000 NDT (khoảng 17 triệu đồng).

Sau khi nghe chuyên gia đưa ra đề nghị, dù vô cùng hụt hẫng, thế nhưng anh vẫn quyết định không bán lại mà xem nó như một món đồ vật phong thủy để trưng bày trong nhà, nếu được sẽ để lại đến đời con đời cháu của mình.

Kết quả có vẻ khiến người đàn ông tiếc nuối, tới đây anh mới nhận ra, không phải món đồ gì có niên đại cao cũng có giá trị cao. Dù vậy, anh cho rằng quyết định không bán mà để lại cho gia đình vẫn là quyết định hoàn toàn sáng suốt.