Manga độc đáo "Jigokuraku" liên quan Từ Phúc - người đi tìm thuốc trường sinh cho vua Tần vốn có nhiều truyền thuyết phổ biến, đa dạng ở khắp nước Nhật. Manga dự kiến ra mắt phiên bản anime chuyển thể vào đầu năm tới.
- Ngày ấy và bây giờ: Những bức ảnh cho thấy cuộc sống của chúng ta đã thay đổi quá nhiều
- Loạt ảnh về những sự trùng hợp không ngờ thách thức mọi quy luật vũ trụ
- Bộ tranh nhìn cuộc đời qua góc nhìn mới lạ
"Jigokuraku" (tựa Anh: "Hell's Paradise: Jigokuraku", tựa Việt: Địa ngục cực lạc) được viết và minh họa bởi Yuji Kaku. Truyện lấy bối cảnh thời kỳ Edo của Nhật Bản, theo chân ninja Gabimaru và đao phủ Yamada Asaemon Sagiri tìm kiếm thuốc trường sinh, được đăng hàng tuần miễn phí trên ứng dụng và trang web Shōnen Jump+ từ năm 2018 - 2021. Các chương đã được NXB Shueisha thu thập và xuất bản thành 13 tập tankōbon.
"Jigokuraku" được fan Việt biết đến với cái tên "Địa ngục cực lạc".
"Jigokuraku" được đánh giá là gây ấn tượng mạnh với những phân cảnh kịch tính và có chiều sâu tâm lý. Phong cách vẽ của tác giả Kaku Yuuji - vốn xuất thân là một biên tập viên kiêm phụ tá manga - rất đẹp và mượt mà, với những khung cảnh kinh dị đặc trưng.
Theo các nhà phân tích, "Jigokuraku" dựa trên truyền thuyết về Từ Phúc, một ngự y của Tần Thủy Hoàng, nhận lệnh của vua Tần vượt biển lớn tìm kiếm thuốc trường sinh. Truyền thuyết về Từ Phúc khá phổ biến, đa dạng ở khắp nước Nhật, ông được phong các vai trò khác nhau như Thần Nông Nghiệp, Thần Tơ Lụa hay Thần Y. Ngày nay, truyền thuyết này trở thành một nét đẹp văn hóa, khơi gợi trí tưởng tượng, sáng tác nghệ thuật cho các nhà văn lẫn họa sĩ manga.
Manga có tựa tiếng Anh là "Hell's Paradise: Jigokuraku".
Truyền thuyết kể rằng Từ Phúc đã 2 lần vượt biển đi tìm thuốc tiên, dẫn theo một đội thuyền lớn gồm cả thủy thủ đoàn và các thợ thủ công ở những ngành nghề khác nhau. Trong chuyến đi đầu tiên, ông tới ngọn núi Bồng Lai gặp các vị tiên để xin thuốc trường sinh mà không thành do lễ vật quá ít. Sau sự thất bại của chuyến đi đầu, Tần Thủy Hoàng đáp ứng yêu cầu của các vị tiên đó cho phép Từ Phúc mang thêm 500 đồng nam, 500 đồng nữ lẫn những cung thủ xuất sắc và nhiều thứ của cải, châu báu ra biển.
Tuy nhiên, chuyến đi thứ hai cũng là chuyến đi cuối cùng của nhóm Từ Phúc khi không một ai trở lại. Và giấc mơ trở thành tiên nhân của Tần Thủy Hoàng cũng tan thành mây khói, thậm chí con cái của ông ta còn không giữ được ngai vàng. Có tin đồn rằng Từ Phúc đã tới một vùng đất mới, tự xưng làm vua và không bao giờ trở lại.
Theo một số tư liệu lịch sử, Từ Phúc quê quán vẫn chưa xác định được và có nhiều truyến thuyết khác nhau liên quan vấn đề này. Một truyền thuyết tại Trung Quốc cho rằng ông sinh ra tại trấn Từ Phúc, thành phố cấp huyện Long Khẩu, địa cấp thị Yên Đài, tỉnh Sơn Đông. Một truyền thuyết khác lại cho rằng ông sinh ra tại thôn Từ Phúc, hương Kim Sơn, huyện Cám Du, thành phố cấp huyện Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô...
Tượng Từ Phúc tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: Wikipedia)
Một số sách như "Sử ký" của Tư Mã Thiên, "Tam quốc chí" của Trần Thọ... ghi chép về các chuyến đi của ông sang Nhật Bản nhằm tìm kiếm thuốc trường sinh. Theo các tư liệu này, chuyến đi của ông diễn ra vào khoảng năm 219 TCN tới năm 210 TCN, đội tàu thuyền của ông khi đó bao gồm 60 thuyền ba buồm và khoảng 5.000 thủy thủy đoàn, 3.000 đồng nam và đồng nữ, nhiều thợ thủ công của các ngành nghề khác nhau. Sau khi lên tàu đi chuyến thứ 2 năm 210 TCN, ông đã không bao giờ trở lại. Một số nguồn khác lại cho rằng ông chỉ đem đi 500 đồng nam và 500 đồng nữ và đoán ông có thể đã đi đến nơi và mất tại Nhật Bản.
Có học thuyết cho rằng Từ Phúc đã để lại nhiều di sản ở Nhật Bản, công nhận ông như một sự xúc tác cho sự phát triển của xã hội Nhật Bản cổ đại. Học thuyết này phân tích rằng văn hóa Jōmon tồn tại ở Nhật Bản cổ đại trong khoảng trên 6.000 năm đã đột nhiên biến mất vào khoảng năm 300 TCN. Các kỹ thuật và kiến thức về nông nghiệp mà Từ Phúc đem theo được cho là đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người Nhật cổ đại khi truyền thuyết cho rằng ông đã đem nhiều loại cây trồng mới cũng như kỹ thuật nông nghiệp tới Nhật Bản cổ đại.
Tuy vậy, manga "Jigokuraku" (Địa ngục cực lạc) không có nhân vật nào là Từ Phúc cả. Truyện xoay quanh Gabimaru, nhân vật bị bắt và kết án cao nhất nhưng dường như không thế lực nào làm gì được anh ta do năng lực siêu phàm. Gabimaru tin rằng tình yêu của mình dành cho vợ sẽ giữ anh ta sống sót trong tiềm thức và đao phủ Yamada Asaemon Sagiri cho anh ta cơ hội được hưởng Mạc phủ ân xá nếu anh ta tìm thấy thuốc trường sinh tại vương quốc huyền thoại Shinsenkyo.
Anime chuyển thể "Jigokuraku" đã được công bố trên tạp chí Weekly Shōnen Jump số thứ 8 hồi đầu năm. Phim dự kiến ra mắt vào tháng 1/2021. Trước đó, một tiểu thuyết chuyển thể manga có tựa "Jigokuraku: Utakata no Yume" đã được viết bởi Sakaku Hishikawa, xuất bản vào năm 2019./.
Cặp nam và nữ chính của "Tsurenai Kanojo no Hitorijime" khiến dân mạng xuýt xoa "Tsurenai Kanojo no Hitorijime" - bộ shounen manga của Amazato Sugar mới được NXB Shogakukan ra mắt hồi năm 2021 đã gây tiếng vang. Cốt truyện xoay quanh mối tình trung học ly kỳ giữa hai nhân vật tưởng chừng như trái ngược hoàn toàn. Nam sinh trung học Nachi Shinohara là một cậu bạn thân thiện, có thể hòa hợp... Xem thêm tại đây! |
MỤC LỤC [Hiện]