Các chuyên gia đã phân tích xu hướng chất lượng không khí toàn cầu trong các năm 2010 - 2016, sau đó so sánh dữ liệu với những nỗ lực của các quốc gia để giảm thiểu ô nhiễm. Kết quả cho thấy 55,3% dân số thế giới đối mặt với mức ô nhiễm không khí gia tăng. Các cấp độ ô nhiễm cao hơn mức trung bình trên thế giới đã được phát hiện ở Trung Đông, một phần của châu Á và châu Phi cận Sahara.
Một nghiên cứu mới cho thấy, những nỗ lực toàn cầu để cải thiện chất lượng không khí đã giảm. Các nhà nghiên cứu cho biết, một nửa dân số thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng với một số khu vực đạt mức cao gấp 5 lần mức an toàn.
Nhóm nghiên cứu đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo đây là khu vực thu nhập thấp và trung bình có nồng độ ô nhiễm cao nhất. Thủ phạm góp phần vào việc gia tăng không khí ô nhiễm bao gồm việc sử dụng năng lượng từ các hộ gia đình, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và các nhà máy nhiệt điện sử dụng than.
Nghiên cứu phân tích xu hướng chất lượng không khí toàn cầu giai đoạn 2010 - 2016.
Giáo sư Shaddick - Chủ tịch Khoa học Dữ liệu & Thống kê tại Đại học Exeter (Anh) cho biết: "Mặc dù các chính sách dài hạn để giảm ô nhiễm không khí đã được chứng minh là có hiệu quả ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở châu Âu và Hoa Kỳ nhưng vẫn có những khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao đến mức nguy hiểm, nhiều hơn gấp 5 lần so với quy định của Tổ chức Y tế Thế giới và ở một số quốc gia, ô nhiễm không khí vẫn đang gia tăng".
Nghiên cứu đã chỉ ra xu hướng chất lượng không khí toàn cầu giai đoạn 2010 - 2016 đi ngược lại những nỗ lực của các nước trên thế giới nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bao gồm cả chính sách ngắn hạn và dài hạn. Nhóm nghiên cứu cũng đã kết hợp dữ liệu này với thông tin từ các vệ tinh để cung cấp hồ sơ chất lượng không khí hàng năm cho từng quốc gia, khu vực và toàn cầu. Kết quả đã cho thấy 55,3% dân số thế giới bị phơi nhiễm bởi không khí ô nhiễm gia tăng trong 6 năm.
Thủ phạm là việc sử dụng năng lượng không hiệu quả của các hộ gia đình, các ngành sản xuất.
Nồng độ cao không khí ô nhiễm được quan sát trên khắp các khu vực thuộc Trung Đông, một phần của khu vực châu Á và cận Sahara ở châu Phi - nơi có liên quan đến cát và bụi sa mạc. "Bụi sa mạc đã nhận được sự chú ý ngày càng tăng do mức độ tập trung của nó và khả năng di chuyển một khoảng cách rất dài ở các khu vực cụ thể trên thế giới.", nhóm nghiên cứu viết trong báo cáo đăng trên tạp chí Nature.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 4,2 triệu người mất mạng mỗi năm do ô nhiễm không khí ngoài trời. Và cơ quan này khuyến cáo nồng độ trung bình hàng năm của ô nhiễm bụi mịn (PM) không được vượt quá 10 microgam/m3.
Nồng độ ô nhiễm không khí cao được quan sát tại Trung Đông, châu Á và cận Sahara.
"Mặc dù việc định lượng chính xác kết quả từ các chính sách cụ thể là khó khăn, nhưng việc kết hợp với bằng chứng từ thực địa có thể cung cấp thông tin cần thiết trong việc thông báo và giám sát các chính sách trong tương lai.", Giáo sư Shaddick nói.
Theo Daily Mail