Mùa hồng sấy Đà Lạt, mỗi năm chỉ có 1 lần "team mê ăn" nhất định phải thử

Sắp tới Trung thu, Hòa Minzy mải miết sáng tạo công thức làm bánh, nhìn thấy mê​

Những ngày trời bắt đầu vào thu, ngoài chợ hay siêu thị, các cửa hàng hoa quả đã thấy bán quả hồng khá nhiều.

Hồng giòn được trồng ở nhiều tỉnh thành nước ta và với điều kiện khí hậu khác nhau, mỗi nơi sẽ mang đến một hương vị đặc trưng riêng. Mùa hồng bắt đầu vào vụ thu hoạch từ tháng 9 đến hết tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch là cuối vụ. Đối với team mê ăn hồng giòn sấy dẻo, đây là dịp thích hợp nhất để có thể mua hồng giòn về làm hồng khô, hay còn gọi là hồng treo gió.

Sang tháng 9, hồng giòn bắt đầu chín rộ

Những quả hồng đã mắt có thể ăn tươi...

... hoặc làm món hồng khô treo gió cực ngon ngọt

Hồng giòn ngon nhất là ăn tươi, nếu hong gió bạn có thể để dành được rất lâu. Hồng giòn có thể để đá làm kem vỏ, massage, sử dụng làm bánh kẹo, hồng sấy dẻo, mứt, lát miếng mỏng ăn kèm trong món xà lách trộn kem sữa chua,...

Hồng được trồng nhiều ở Đà Lạt, Mộc Châu, Bắc Hà, Sơn La thích hợp ở vùng cao, nhiệt độ dịu mát. Bạn nào ở Hà Nội thì có thể ghé qua cửa hàng siêu thị hay cửa hàng hoa quả và chợ.

Theo kinh nghiệm của những người làm món hồng khô lâu năm, để chọn hồng giòn ngon, ngọt thì nên chọn mua những quả chắc, da cứng và có phần phía dưới hơi lồi ra. Đồng thời, nên mua quả hồng còn cuống tươi để khi treo lên, núm quả không bị rơi ra.

Để làm hồng treo gió, bạn nên chọn những quả tươi ngon còn cả cuống

Những món ngon làm từ cốm cứ thu sang là được “săn đón” nhiệt tình ở thủ đô, xem ảnh thôi cũng đủ thòm thèm

Bước sáng tháng 9, rất dễ dàng để mua được quả hồng tươi ngon. Nếu bạn thuộc tín đồ mê mứt dẻo hoặc muốn để dành ăn vào mùa đông, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm hồng treo gió, bảo quản được lâu, đảm bảo không mất đi mùi vị ngọt ngào. Cách làm hồng giòn treo gió như sau nhé:

Chuẩn bị nguyên liệu:

3 kg hồng (vuông đồng cho màu sắc và chất lượng nhé)

1 lít rượu 40-45 độ ( Vodka HN)

Dây buộc.

Cách làm:

1. Rửa sạch hồng đặc biệt chỗ tai hồng để tránh vết bẩn vẫn bám vào dễ gây nấm mốc, các bạn đừng làm rụng tai hồng nhé nếu rụng là sẽ không thể buộc dây treo được.

Gọt vỏ hồng theo chiều kim đồng hồ quanh quả hồng hoặc gọt từ trên xuống dưới, giữ lại 1 chút vỏ dưới đáy quả để giữ cho quả hồng trong quá trình 

- Không được gọt vỏ hồng quá sâu, phạm vào phần thịt phía trong quả hồng, vì như vậy sẽ gây nấm mốc khi phơi.

2. Sau đó đổ rượu ra khay, ngâm hồng ⅔  quả trong khoảng thời gian 2-3p,  mục đích để giúp sát khuẩn mà còn giúp vỏ nhanh khô hơn, khả năng mốc thấp hơn.

3. Chọn loại dây dù sạch, không sắc để buộc vào tai quả hồng, buộc dây quanh cuống hoặc cuống tai hồng các bạn nên quấn chặt tay tí bởi khi khô dây sẽ bị lỏng ra dễ rơi. Sau đó đem ra phơi cả ngày và đêm, không được để quả hồng sát nhau.

4. Treo hồng ở nơi thoáng gió, khô ráo, ít côn trùng và tránh và tránh để nước vào quả, nên phơi ở nơi có nắng nhiều để hồng được khô nhanh nhất trong 3 ngày đầu. Khi bề mặt hồng đã ráo sẽ trở nên dai như một lớp túi bảo vệ phần mật quả bên trong. 

5. Khi quả hồng đã sẽ bề mặt chúng ta tiến hành massage cho hồng. Mục đích là làm phá vỡ cấu trúc lớp bột cứng bên trong, mật tiết ra và phân bổ đều, khiến quả hồng ngọt hơn.

Sau 5-7 ngày, hồng dần dần sẽ lên lớp phấn bao xung quanh hồng. Sau 10 ngày nếu thời tiết đủ có gió có nắng là thu hoạch được rồi, khi thu hoạch nhớ để nguyên cả tai hồng. Nếu muốn lâu hơn, nên để ngăn đá dùng dần. 

Thành quả nhìn đã mắt chưa?

Ngày Thất Tịch, dân tình share gấp list địa điểm ăn các món đậu đỏ để "thoát ế"