Ngủ trưa như thế nào để cơ thể luôn tỉnh táo và sảng khoái vào buổi chiều?

Ngày bé chúng ta tìm mọi cách để trốn không ngủ trưa và khiến bố mẹ vô cùng bực mình. Nhưng khi trưởng thành, chúng ta lại chỉ ước được bé lại và tìm đủ mọi cách để được ngủ trưa! Ngủ trưa đêm đến cho chúng ta một nguồn năng lượng dồi dào, đủ để chúng ta tiếp tục một ngày với tâm trí và cơ thể sảng khoái - đặc biệt là giấc ngủ ngắn vào khoảng từ 1 – 4 giờ chiều. Tuy nhiên, thời lượng và lý do của việc chợp mắt có thể ảnh hưởng rất nhiều tới mục tiêu mà chúng ta hướng tới.

Khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa các loại ngủ trưa khác nhau và tác dụng của chúng đối với sức khỏe tinh thần của chúng ta. Và các bạn có thể xem thêm những thông tin vô cùng hữu ích bên dưới!

CÓ 3 LOẠI NGỦ TRƯA ĐƯỢC CHIA THEO LÝ DO KÍCH HOẠT

Ngủ trưa có kế hoạch hoặc chuẩn bị

Đây là những giấc ngủ ngắn mà bạn đã lên kế hoạch trước khi thực sự cảm thấy mệt mỏi để tiết kiệm năng lượng. Nếu bạn cần thức dậy nhiều giờ trong đêm, bạn có thể dễ dàng chợp mắt vào ban ngày.

Ngủ trưa gấp

Khi bạn cảm thấy không còn đủ tỉnh táo nữa, đó là lúc bạn cần được ngủ trưa khẩn cấp. Lúc này, cơ thể bạn đang có những dấu hiệu kiệt sức, thôi thúc bạn nhắm mắt và nghỉ ngơi ngay tức thì. Ví dụ, khi bạn cảm thấy mí mắt nặng trĩu và không còn đủ tỉnh táo để tập trung làm việc, hãy cố gắng chợp mắt một chút.

Ngủ trưa theo thói quen

Kiểu ngủ trưa này phổ biến nhất ở trẻ em, vì hoạt động này được thực hiện mỗi ngày vào một thời điểm nhất định. Nhưng người lớn cũng có thể tạo ra thói quen này cho mình. Tuy nhiên, một khi bạn đã quen với việc ngủ trưa theo thói quen, cơ thể bạn có thể đòi hỏi bạn ngủ vào một thời điểm cố định trong ngày. Vì vậy bạn cần chuẩn bị tâm lý trước để tránh ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống.

TÁC DỤNG CỦA GIẤC NGỦ NGẮN CŨNG KHÁC NHAU TÙY VÀO THỜI GIAN NGỦ

Tạm dừng năng lượng: 10 phút đến 20 phút ngủ trưa, còn được gọi là chợp mắt

Khi bạn cần tỉnh táo vào buổi chiều, việc chợp mắt một chút có thể mang đến cho bạn năng lượng để xua tan mệt mỏi, và tăng khả năng tập trung của bạn trong một vài giờ. Theo nghiên cứu của National Sleep Foundation, một giấc ngủ ngắn 20 phút vào giữa ngày sẽ giúp cải thiện hiệu suất làm việc và tâm trạng của bạn. Chợp mắt luôn mang lại những điều kỳ diệu, vì vậy nếu có thể hãy cố gắng nhắm mắt và ngủ một chút!

Không phải là người bạn tốt nhất: một giấc ngủ kéo dài 30 phút

Một giấc ngủ trong khoảng 30 phút là một ví dụ tuyệt vời cho chúng ta biết sự khác nhau giữa có hay không 10 phút nán lại trên giường. Trong khi một giấc ngủ ngắn kéo dài đến 20 phút rất tốt cho sức khỏe, thì một giấc ngủ 30 phút sẽ khiến chúng ta cảm thấy uể oải khi phải thức dậy. Bộ não và cơ thể bạn cần ngủ sâu hơn sau 20 phút, và khi thức dậy sau một giấc ngủ kéo dài 30 phút, bạn lại cảm thấy uể oải hơn cả trước khi ngủ. Nếu bạn cảm thấy bản thân cần được ngủ ngay và luôn, đồng thời không có nhiều thời gian nghỉ ngơi, hãy tận dụng để chợp mắt chỉ một chút thôi;

Nhắm mắt và để đầu óc tỉnh táo: một giấc ngủ kéo dài 60 phút

Mặc dù không có nghiên cứu nào khẳng định mối liên hệ giữa giấc ngủ kéo dài tới 60 phút với tình trạng uể oải của cơ thể, nhưng thực tế đã chứng minh rằng giấc ngủ ngắn 40 phút giúp tăng cường trí nhớ ngắn hạn. Một nghiên cứu được thực hiện đã nhận được kết quả bất ngờ. Trong một nhóm người được yêu cầu ghi nhớ một bộ thẻ, thì 85% những người tiến hành ngủ trưa 40 phút sau khi nhận được yêu cầu đã nhớ chính xác các loại thẻ mà họ nhận được, trong khi tỷ lệ thành công của nhóm không ngủ trưa là 60%.

Vì giấc ngủ kéo dài 60 phút sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái ngủ sâu, nên khi thức dậy, bạn sẽ cảm thấy hơi lảo đảo. Tuy nhiên, tùy vào sự khác biệt về thể chất của từng người, nên bạn cần thử và tìm ra thời lượng ngủ phù hợp nhất với bản thân. Khi bạn muốn nhớ chi tiết trong thời gian ngắn hạn như tên, khuôn mặt hoặc địa điểm, hãy thử chợp mắt trong 40 phút đến 60 phút.

Thời gian chất lượng cho tâm trí của bạn: một giấc ngủ ngắn 90 phút

Cũng có công dụng tuyệt vời như 8 giờ ngủ/ngày, bạn nên dành 90 phút để ngủ trưa - ngay cả NASA cũng khẳng định như vậy! Vì khi hoàn thành một chu kỳ ngủ đầy đủ trong 90 phút, chúng ta sẽ loại bỏ được khả năng xảy ra “quán tính ngủ” thường xảy ra với giấc ngủ 30 phút hoặc 60 phút. Nó giúp bộ nhớ được cải thiện và kích thích sáng tạo tốt hơn.

Một giấc ngủ kéo dài 90 phút cũng sẽ giúp ích rất nhiều nếu bạn đang cố gắng chơi một nhạc cụ mới, hoặc đang học một ngôn ngữ mới, hoặc cách sử dụng một loại máy móc... Thực hành trước khi ngủ trưa, và bạn có thể ghi nhớ tốt hơn những gì đã thực hiện sau khi tỉnh dậy!

Đừng quên rằng nhu cầu ngủ trưa phụ thuộc vào chất lượng giấc ngủ, thể chất và trạng thái cảm xúc của từng ngườ. Không phải ai cũng cần tuân thủ đúng nguyên tắc và thời lượng của một giấc ngủ tiêu chuẩn, vì vậy bạn không nên ép mình ngủ khi bản thân không cảm thấy mệt mỏi.

Không gì có thể thay thế một giấc ngủ ngon. Đó là lý do tại sao các chuyên gia về giấc ngủ khuyến cáo bạn không nên ngủ trưa sau 4 giờ chiều. Bạn cũng nên chọn một tư thế hoặc địa hình khác để ngủ, với mục đích đánh lừa bộ não và có thể ngủ tốt hơn vào ban đêm.