Người bố phải vác 200 bao cát mỗi ngày để nuôi giấc mơ cho con học đại học

Trong một lần phỏng vấn, anh không kìm được nước mắt khi nhắc tới bố mình, người phải vác 200 bao cát nuôi con ăn học.
Chia sẻ

Yang Peng sinh ra trong một gia đình nghèo ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Khác với những gia đình nghèo nơi quê nhà, cha mẹ anh rất coi trọng chuyện học hành của con cái. Đặc biệt, người cha luôn mong con mình có thể đọc được nhiều sách, học hỏi thêm nhiều kiến thức.

Dù nhà nghèo nhưng cha của Yang Peng vẫn cố gắng hết sức nuôi con ăn học. Để có tiền cho con trai học, ông chấp nhận làm nhiều việc lao động tay chân cùng một lúc. Kinh tế ở quê thấp, giá lao động cũng rất rẻ, ngay cả những công việc cường độ cao cũng chỉ đổi được vài đồng lương ít ỏi.

Cha của Yang Peng phải đến công trình làm việc, nơi ông vác tới 200 bao cát mỗi ngày. Vào ban đêm, ông còn làm thợ hàn trong nhà máy điện, thỉnh thoảng vác những cột sắt nặng cả trăm kg.

Người bố phải vác 200 bao cát mỗi ngày để nuôi giấc mơ cho con học đại học - 1
Người bố phải vác 200 bao cát mỗi ngày để nuôi giấc mơ cho con học đại học - 2

Để có tiền học phí và một số khoản phí khác cho con trai ăn học, cha của Yang Peng đã chăm chỉ làm việc cả ngày lẫn đêm, dẫu vậy ông chỉ kiếm được khoản 2.000 tệ/tháng (7 triệu đồng).

Nhìn cha mình vất vả làm việc như vậy, Yang Peng nhận ra rằng bản thân cần phải chăm chỉ, nỗ lực hơn nữa mới xứng đáng với công sức cha mình bỏ ra. Anh không dám chểnh mảng khi học, lúc nào cũng là người chăm chỉ nhất lớp. Ban ngày anh dậy lúc 5 giờ, đến lớp học như bình thường. Nhưng vào buổi tối, cũng giống như bố mình, anh tự học đến tận khuya, lần nào cũng là người cuối cùng rời khỏi lớp tự học.

Người bố phải vác 200 bao cát mỗi ngày để nuôi giấc mơ cho con học đại học - 3

Sự chăm chỉ này đã được đền đáp, điểm số của anh rất tốt, nhà trường miễn học phí khi biết được hoàn cảnh, đồng thời hỗ trợ thêm mỗi tháng 450 tệ (1,6 triệu đồng). Số tiền này tuy không nhiều nhưng đối với gia đình anh vẫn rất quý, cũng do anh chăm chỉ kiếm được.

Năm 2014, Yang Peng tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, cuối cùng những nỗ lực cũng được đền đáp khi anh đậu vào Đại học Thanh Hoa với điểm số rất cao – 674 điểm.

Yang Peng và bố đều vui mừng khôn xiết khi nhận được giấy báo nhập học. Thế nhưng, đằng sau mảnh giấy này là cả nỗi buồn của cả gia đình và niềm hy vọng vào tương lai của đứa con trai. 

Người bố phải vác 200 bao cát mỗi ngày để nuôi giấc mơ cho con học đại học - 4

Yang Peng không bao giờ quên cha mình đã đổ bao nhiêu giọt mồ hôi để đổi lấy nó. Khi được phóng viên phỏng vấn, anh chua xót bày tỏ rằng, trong giây phút hạnh phúc khi nhận được giấy báo, anh không bao giờ quên công lao vất vả của bố mình, người đã vác 200 bao cát để anh có được thành quả như ngày hôm nay.

Được vào Đại học Thanh là bước đầu tiên có thể thay đổi cuộc đời của Yang Peng. Để giảm bớt gánh nặng cho bố mình, Yang Peng đã chọn tham gia vào một chương trình đặc biệt của Thanh Hoa. Chương trình này không chỉ miễn học phí mà còn hỗ trợ một số khoản trợ cấp nhất định. 

Anh chọn chuyên ngành năng lượng hạt nhân và bắt đầu một chương mới của cuộc đời tại Đại học Thanh Hoa.

Người bố phải vác 200 bao cát mỗi ngày để nuôi giấc mơ cho con học đại học - 5

Yang Peng cũng học thêm chuyên ngành quản trị kinh doanh. Điều này khiến cho mọi người rất ngạc nhiên, vì ngành năng lượng hạt nhân vốn đã rất nặng, áp lực cao. Thế nhưng, Yang Peng vẫn giữ vững phong độ của mình, đạt được thành tích ai cũng phải ngưỡng mộ.

Yang Peng không bao giờ lãng phí thời gian và luôn nghiêm khắc với bản thân khi học.

Sau khi hoàn thành chương trình đại học, Yang Peng quyết định tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu và học thạc sĩ tại Viện Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc. Trong thời gian học thạc sĩ, anh vừa nghiên cứu khoa học vừa có dự án riêng của mình nên kiếm được một số tiền không nhỏ. Điều này có thể san sẻ bớt gánh nặng cho gia đình và trút bỏ được phần nào gánh nặng cho cha.

Những gì Yang Peng đạt được là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ của anh và sự cống hiến thầm lặng của người cha.