"Tại sao người giàu thì vẫn giàu, còn người nghèo như chúng tôi thì mãi nghèo?". Đó là câu hỏi luôn ám ảnh trong đầu cậu bé mới chỉ mới 6, 7 tuổi. Sau này khi trưởng thành, cậu bé đó đã lập ra đế chế thương nghiệp hùng mạnh với giá trị khổng lồ, trở thành thần tượng của nhiều doanh nhân lớn. Thậm chí, Jack Ma còn phải đích thân che ô khi đi cùng.
Cậu bé năm xưa chính là Xu Wenrong, người sáng lập và là cựu chủ tịch của Tập đoàn Hoành Điếm - đơn vị điều hành phim trường lớn nhất thế giới. Đế chế điện ảnh và truyền hình Hoành Điếm do ông dựng lên đã biến một vùng đất vốn cằn cỗi, nghèo khó trở thành trung tâm, địa điểm thăm quan du lịch và là nơi lui tới làm việc của hành loạt các siêu sao nổi tiếng. Nơi đây được mệnh là "Hollywood phương Đông".
Tuổi thơ cơ cực nhưng giàu nghị lực
Xu Wenrong (SN 1935), là con cả trong một gia đình nghèo tại Đông Dương, Chiết Giang (Trung Quốc). Gia đình ông không có ruộng đất nên mọi chi tiêu khi còn nhỏ đều đến từ công việc lặt vặt, lang thang buôn bán khắp nơi của cha.
Đến năm 3 tuổi, gia đình Xu Wenrong chuyển đến Hoành Điếm. Trong kí ức của ông, ngày nào cha cũng vất vả, cặm cụi dậy sớm hấp bánh bao và bán hoành thánh để nuôi gia đình. Tuy nhiên, vì đông con nên thu nhập không đủ chi tiêu, cả gia đình thường xuyên bị đói.
Vào thời điểm đó, họ phải đến chợ mua một ít gạo giã tay vẫn còn chấu. Khi nấu chín, chấu sẽ được tách ra, thông thường người ta sẽ vứt bỏ vỏ , còn gia đình ông thì ăn luôn cả vỏ cho tiết kiệm. Với gia đình ông, có cơm ăn là tốt lắm rồi, có bữa đói chỉ được uống cháo loãng.
Vào thời điểm đó, gia đình Xu Wenrong có hàng xóm kinh doanh giăm bông rất giàu có. Và khi họ phơi những miếng giăm bông thơm ngon thì từng giọt dầu vàng óng sẽ rớt xuống, lúc ấy mẹ của Xu Wenrong thường bảo ông mang bát ra hứng dầu về nấu ăn.
Xu Wenrong đứng dưới cái nắng như thiêu như đốt, bưng bát hứng từng giọt dầu mà mồ hôi chảy như mưa. Chính cái nghèo khổ đã khắc sâu trong tâm trí nên Xu Wenrong luôn mơ ước kiếm ra tiền. Từ năm 6 tuổi, ông đã đi khắp các phố phường để tìm cơ hội kiếm sống
Bỏ học và cơ duyên đến với nghề nông nghiệp
Vì nhà nghèo, nên dù học giỏi, luôn đứng đầu khối những hết tiểu học, Xu Wenrong đã bỏ học, đi làm để phụ gia đình trang trải cuộc sống.
Năm 16 tuổi, cha của Xu Wenrong đã cho ông đi theo anh họ đến Đông Dương, Chiết Giang để học nghề mộc. Xu Wenrong đã có thời gian rất cực khổ khi học nghề tại nơi này. Sáng ông chỉ được uống cháo loãng, trưa thì ăn bánh gạo. Đây đã được coi là đã ngộ tốt với Xu Wenrong vì khi ở nhà, ông không được no bụng.
Sau nửa năm học việc thì chiến tranh ập đến, gia đình bắt Xu Wenrong về lại Hoành Điếm để đảm bảo an toàn. Không lâu sau, Xu Wenrong muốn nhập ngũ tham gia chiến đấu nhưng đã bị loại vì không đủ chiều cao.
Ông trở về và làm việc tại Hợp tác xã tiếp thị và cung ứng dịch vụ ở Hoàng Điếm 3 năm, trải qua nhiều bị trí khác nhau, từ nhân viên bộ phận tạp hóa đến nhân viên bán hàng bộ phận phân bón hóa học.
Khi bán phân bón, Xu Wenrong phải đi khắp các núi rừng, bản làng để quảng bá và bán sản phẩm. Đây cũng là cơ hội để ông nắm vững thị trường nông thôn. Thấy người dân trồng ngô nhưng không có phân bón, cây thường chết bệnh, Xu Wenrong đã nhận thấy cơ hội của mình. Ông tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra một loại phân bón tự nhiên rất tốt cho cây trồng. Thực chất đó là những vật thể kết tinh trên bề mặt phân còn sót lại sau một thời gian.
Xu Wenrong đã liên hệ với một hợp tác xã tại địa phương và thuyết phục họ mua phân bón tự nhiên của mình và được đồng ý. Trong năm đó, ông đã dùng số phân bón phát hiện ra thu gom đổi lấy 1.000 kg ngô và kiếm được 1.200 NDT (khoảng 4 triệu đồng). Đây được xem như khoản thu nhập rất cao ở thời điểm đó.
Tuy nhiên, sau đó ông đã bị gán tội đầu cơ - tội danh rất nặng tại thời điểm đó. Nhưng may mắn, ông được những người dân làng hết lòng yêu quý, giúp đỡ và cuối cùng ông cũng an toàn. Xu Wenrong rất biết ơn sự giúp đỡ của người dân làng, ông quyết tâm dẫn dắt họ cùng làm giàu.
Đến đầu năm 1970, khi Trung Quốc tiến hành đẩy mạnh sản xuất, Xu Wenrong được người dân tin tưởng giao giữ chức Bí thư chi đoàn. Ông đưa ra nhiều quyết định đúng đắn hỗ trợ mọi người cải thiện thu nhập. Cụ thể, ông đã khích lệ mọi người học hỏi kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, lên kế hoạch gieo trồng trên đồng ruộng và sử dụng amoniac (nước tiểu) để tăng năng suất cây trồng.
Xu Wenrong nỗ lực không ngừng nghỉ. Ông đã từng dùng chiếc xe đạp cũ của mình để kéo một vật nặng 500 - 600 kg vượt đường núi hiểm trở. Hay vì để kịp tàu quay về Hoành Điếm họp mà Xu Wenrong đã đi bộ 18 km trong thời tiết khắc nghiệt, tuyết rơi phủ khắp đường.
Cuối cùng sự chăm chỉ của ông đã được đền đáp xứng đáng. Xu Wenrong chỉ bằng 1 năm đã giúp địa phương tăng gấp đôi sản lượng ngũ cốc.
Lĩnh vực thứ hai trong sự nghiệp huy hoàng
Không chỉ là nhà sản xuất nông nghiệp giỏi, Xu Wenrong còn có cái nhìn sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp. Năm 1975, khi các nhà máy tơ lụa ở Trung Quốc rơi vào khủng hoảng, phải đóng cửa hàng loạt vì yếu kém kinh nghiệm.
Đây cũng là lúc mà những người nông dân ở Hoành Điếm có vụ thu hoạch kén tằm bội thu. Cả vùng có đến hàng nghìn tấn kén tằm nhưng không tiêu thụ được vì các nhà máy tơ lụa đã ngừng thu mua và sản xuất. Xu Wenrong được các cán bộ xã giao trọng trách tiếp quản nhà máy tơ lụa đang trên bờ phá sản. Người dân hết lòng ủng hộ quyết định này.
Vì vậy, Xu Wenrong đã góp 50.000 NDT (hơn 170 triệu đồng) để mua lại nhà máy sản xuất tơ tằm. Tuy nhiên, sau khi tiếp quản, mọi thứ với ông đều không dễ dàng khi ông gặp hàng loạt các vấn đề về vốn, nguồn lực, nhân lực, điện, thiết bị,…
Vì lý do này, ông đã mất rất nhiều ngày đêm tìm kiếm nhà cùng cấp vật liệu. Vào thời điểm đó thứ khó tìm nhất là thép. Xu Wenrong phải nhờ bạn bè khắp nơi tìm mua các tấm thép và sau đổi thành các thanh dây chuyền. Ông cũng lên đường đến Thượng Hải và Hàng Châu để tìm kiếm người phụ trách các nhà máy tơ lụa của nhà nước với mong muốn họ sẽ hỗ trợ máy móc thiết bị, nhân sự và đào tạo kỹ thuật.
Sau gần 10 tháng cố gắng, nhà máy tơ lụa Hoành Điếm do ông làm chủ cũng đi vào hoạt động. Xu Wenrong với tài năng lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược đã giúp nhà máy biến lỗ thành lãi ngay trong năm đầu tiên. Và tăng đều đặn với lợi nhuận, đạt 350.000 NDT (khoảng hơn 1 tỷ đồng) trong năm thứ 3.
Thấy quy mô nhà máy tơ lụa ngày càng lớn, người dân bắt đầu lo lắng về những rủi ro có thể gặp trong tương lai. Vì vậy, họ đòi chia lợi nhuận trước. Nhưng Xu Wenrong không đồng ý, ông muốn mở rộng hơn quy mô kinh doanh và bắt đầu lên kế hoạch mở rộng ngành dệt.
Ông tiến hành thăm dò thị trường và mở rộng quy mô xưởng may tơ lụa ban đầu. Ông cho thành lập nhà máy tơ lụa, nhà máy dệt kim và nhà máy in với nhuộm, sau này tại phim trường Hoành Điếm có một con phố gọi là "Phố dệt kim". Xu Wenrong đã tạo việc làm cho hàng trăm nông dân khi đào tạo họ trở thành những công nhân lành nghề. Ông giúp họ thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ, vất vả.
Người ta nói rằng, lương của công nhân tại nhà máy của ông rất cao. Xu Wenrong cũng chia sẻ: "Tôi không giúp họ bằng việc trao tặng tiền cho, mà là tạo cơ hội cho họ kiếm tiền, thúc đẩy họ phát triển, học các kỹ năng làm giàu".
Chính ý định này đã thôi thúc Xu Wenrong tiếp tục mở rộng kinh doanh, xây dựng Hoành Điếm trở thành một khu khi doanh đa dạng.
Nắm bắt xu hướng, lấn sân sang thị trường công nghệ cao
Đầu những năm 1980, các ngành công nghệ ở Trung Quốc lần lượt ra đời đẩy mô hình kinh doanh cũ như ngành dệt may với nhân công trình độ thấp đối mặt với nhiều nguy cơ.
Xu Wenrong đã một lần nữa chứng minh cho mọi người thấy năng khiếu kinh doanh của mình khi nắm bắt xu hướng, nghiên cứu thị trường. Ông hướng đến ngành công nghiệp vật liệu từ tính, thiết bị cao.
Nhờ có sự hướng dẫn từ các chuyên gia, Xu Wenrong đã nắm vững được dây chuyền quản lý và sản xuất ngành vật liệu từ tính. Ông thành lập nhà máy sản xuất và chính thức bước vào ngành công nghệ cao tại Trung Quốc.
Tháng 4/1980, nhà máy thiết bị Từ tính Hoành Điếm, tiền thân là Hoành Điếm DMEGC chính thức được thành lập. Nhà máy chuyên sản xuất nam châm stronti, nam châm bari và các sản phẩm chất lượng cao khác,… Với lợi nhuận khổng lồ, ông nhanh chóng mở thêm 2 nhà máy nữa để sản xuất các thiết bị cao.
Với ngành công nghệ cao, Xu Wenrong luôn nêu cao quan điểm "Miễn là các sản phẩm công nghệ hiện đại thực sự thì tốn bao nhiêu chi phí hay rủi ro cao đến đâu cũng chấp nhận". Ông cũng không ngừng phát mở rộng sang nhiều lĩnh lực, bao gồm các ngành mới nổi như: Ô tô, dược phẩm, hóa chất, chiếu sáng, máy móc và điện tử,…
Ông Xu Wenrong đã thành lập hơn 700 nhà máy, tuy sau này nhiều nhà máy trong số đó đóng cửa nhưng đó chỉ là số ít, còn lại vẫn phát triển và lớn mạnh.
Ngày nay, Hoành Điếm đã hình thành khu vực công nghiệp đa dạng với hơn 200 doanh nghiệp như: Hengdian Dongci, Debang Lighting và Puluo Pharmaceuticals.
Xây dựng phim trường lớn nhất thế giới
Từ nông nghiệp đến công nghiệp nhẹ, rồi từ công nghiệp nhẹ đến công nghệ cao, Xu Wenrong đã dẫn dắt Hoành Điếm đạt được mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhưng tham vọng của ông không dừng lại ở đó.
Ông nhận thấy mình vẫn chưa khai thác hết được nhân lực tại nơi này. Ông không biết nên tiếp tục đầu tư phát triển lĩnh vực nào.
Lúc bấy giờ, Xu Wenrong đã chọn đi du lịch. Ông đến tham quan Thâm Quyến, đến thành phố điện ảnh và Truyền hình Vô Tích, cả phim trường Hollywood và những nơi khác để nghiên cứu thị trường. Ông thấy nơi đây luôn kín khách du lịch, thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa địa phương.
Xu Wenrong nghĩ rằng nếu Hoành Điếm có thể phát triển mô hình công nghiệp du lịch, kết hợp tham quan điện ảnh và truyền hình sẽ tạo nên sự đột phá vượt trội. Nhưng thực tế ông gặp khó khăn rất lớn khi với địa hình của Hoành Điếm. Nơi đây là một ngôi làng hẻo lánh, không có di tích lịch sử, cũng chẳng có cảnh đẹp để phát triển ngành du lịch.
Mọi người khuyên ông rằng phát triển du lịch tại đây là bất thành, không có tương lai. Nhưng đã quyết là làm đến cùng. Thời gian đầu, Xu Wenrong mời nhiều đoàn phim tới đây quay phim nhưng đều bị từ chối.
Năm 1995, đạo diễn Xie Jin lên kế hoạch quay bộ phim bom tấn lịch sử "Cuộc chiến thuốc phiện" nhưng do không đủ kinh phí nên vẫn chưa thành lập được đội ngũ quay. Khi tổ sản xuất đang lo lắng về kinh phí quay phim, thì Xie Jin biết thông tin rằng Hoành Điếm đang tìm kiếm đoàn sản xuất phim nên đã tới tìm Xu Wenrong.
Hai người nhanh chóng đạt được thỏa thuận hợp tác, Tập đoàn Hoành Điếm của Xu Wenrong sẽ tài trợ kinh phí cho Xie Jin quay phim để quảng bá hình ảnh
Xu Wenrong rất coi trọng đoàn làm phim đầu tiên này. Vì thế, ông bố trí 120 đội kỹ thuật để dựng các ngôi nhà, một con sông Châu Giang và toà tháp. Chỉ trong ba tháng ngắn ngủi mà "Phố Nam Quảng Đông, Quảng Châu" với diện tích hơn 60.000m2 đã được xây dựng và đoàn làm phim có thể bắt đầu thực hiện công việc
Sau khi bộ phim được phát hành, Hoành Điếm ngay lập tức trở thành địa điểm "hot" được quan tâm trong ngành điện ảnh và truyền hình.
Chẳng lâu sau đó, Hoành Điếm tiếp tục đón nhiều đoàn làm phim khác. Lúc này, ông cũng chú trọng xây dựng thêm nhiều khung cảnh như tạo 5 ngọn đồi cằn cỗi và tiến hành xây cung điện Tần Thủy Hoàng trong 8 tháng.
Dần dần du lịch Hoành Điếm trở nên phổ biến, mọi người đua nhau kéo về chật ních. Trong năm 2005, Hoành Điếm đã tiếp đón hơn 90 đoàn làm phim và hơn 6.000 bộ phim truyền hình đã được quay tại đây.
Dòng người lớn đã mang lại nguồn thu cao cho Hoành Điếm, và nơi đây đã từng bước xây dựng một chuỗi công nghiệp tích hợp bao gồm văn hóa, điện ảnh và truyền hình, du lịch, ăn uống, vận tải - thương mại.
Nhưng ước mơ lớn nhất của ông là tái dựng Cung điện mùa hè tại Hoành Điếm với đúng kích thước cùng những vật liệu như cung điện gốc. Năm 2008, Xu Wenrong tuyên bố sẽ đầu tư 30 tỷ NDT để tái dựng Cung điện mùa hè.
Sau khi tin tức vừa đưa ra gây bão dư luận. Nhiều làn sóng trái chiều cho rằng ông lãng phí sức người và của. Mặc dù gây nhiều tranh cãi nhưng Xu Wenrong vẫn kiên định với quyết định của mình. Bởi đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường nên ông không dễ bị những tiếng nói bên ngoài ảnh hưởng, ông biết mình muốn làm gì và ông tự tin vào bản thân.
Theo phân tích của Xu Wenrong, việc xây dựng cung điện đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn dài, vì vậy rất khó tính toán được lợi ích kinh tế. Để tránh ảnh hưởng đến Tập đoàn Hoành Điếm, ông đã từ chức Chủ tịch tập đoàn để có thể tự do thực hiện dự án này.
Ngay từ bước đầu, khi Xu Wenrong trình bản thiết kế dự án lên các bộ phận liên quan để xin phê duyệt, nhưng đều bị từ chối. Xu Wenrong không từ bỏ mà tiếp tục kiên trì sửa bản thiết kế. Dự án bị đình trệ trong bốn năm và cuối cùng đã được phê duyệt vào năm 2012. Khi đó, Xu Wenrong đã 77 tuổi nhưng ông vẫn bắt tay chạy khắp nơi để gây quỹ.
Xu Wenrong cùng tỷ phú Jack Ma
Dự án được hoàn thành vào năm 2017, đây được xem là kiệt tác kiến trúc, khi đã tái tạo thành công Cung điện mùa hè cũ theo tỷ lệ 1:1 và khôi phục gần 84% khu phức hợp.
Một cung điện huy hoàng của thời đại mới đã ra đời tại Hoành Điếm, một lần nữa cho thấy sự xuất sắc của Xu Wenrong. Phim trường là niềm tự hào trong sự nghiệp huy hoàng của ông ở tuổi xế chiều. Ông là người mộng mơ nhưng có bản lĩnh biến giấc mơ thành sự thật.
Hiện nay, người dân Hoành Điếm có cuộc sống đáng ghen tị. Họ không phải rời quê lên thành phố làm việc, mà có thể dễ dàng tìm kiếm công việc tốt ngay tại quê hương. Họ cũng dễ dàng được trải nghiệm các tiện ích giải trí, gặp gỡ nhiều diễn viên nổi tiếng.
Xu Wenrong, xuất thân từ một nông dân nghèo, đã giúp Hoành Điếm phát triển, trở thành trung tâm văn hóa điện ảnh và truyền hình hàng đầu. Vào năm 2019, Jack Ma - tỷ phú trong giới kinh doanh đã có chuyến đi đặc biệt đến Hoành Điếm để thăm Xu Wenrong.
Lúc đó trời đổ mưa, Jack Ma đã cầm ô để che cho Xu Wenrong. Điều này cho thấy Xu Wenrong có địa vị cao như thế nào trong lòng Jack Ma.