Người đàn ông yêu cầu con trai xé hết giấy cho nợ trước khi qua đời: Sự thật đằng sau khiến ai nấy “ngậm ngùi”

Trong cuộc sống, nếu bạn biết cho đi một cách vô tư thì có thể nhận lại được những món quà vô giá. Giống như nhân vật cha Lý Mẫn trong câu chuyện dưới đây, ông sẽ luôn được mọi yêu quý và tôn trọng.

Sóng gió ập đến

Lý Mẫn (Trung Quốc), năm nay 32 tuổi. Anh có cửa hàng tạp hóa nhỏ ở sâu trong hẻm của một thị trấn. Cuộc sống của anh hiện tại rất tốt đẹp, viên mãn nhưng anh chỉ canh cánh một điều đó là bố qua đời ngay khi anh chỉ mới 30 tuổi.

Bố của Lý Mẫn là thợ sửa đồ đạc, trang trí, thiết kế nhà cửa, ngoài ra, ông cũng biết rất nhiều thứ khác. Từ việc xây nhà, làm xi măng, sơn gạch, sơn tường hay làm hệ thống điện nước thì ông đều xử lý được.

Ông là người rất nhiệt thành, và tháo vát trong công việc nên luôn có tiếng tốt trong thị trấn nhỏ. Nhiều người chỉ thích gọi bố Lý Mẫn khi xây nhà, sửa sang nhà cửa, nếu ông chưa thể có mặt thì nhất định sẽ đợi ông trở về.

Ông đã dựa vào nghề này để nuôi sống gia đình, cho các con học tập, sinh sống thoải mái và thậm chí xây được nhà cửa khang trang.

Người đàn ông yêu cầu con trai xé hết giấy cho nợ trước khi qua đời: Sự thật đằng sau khiến ai nấy “ngậm ngùi” - Ảnh 1.

Tuy nhiên, một biến cố đột nhiên xảy ra với gia đình Lý Mẫn. Cách đó 4 năm, bố anh thường xuyên phàn nàn về sức khỏe không được tốt. Ban đầu anh và gia đình nghĩ do ông làm việc quá nhiều nên khuyên ông nghỉ ngơi một thời gian. Thế nhưng dù đã nghỉ ngơi, ông vẫn thấy mệt mỏi.

Vì lo lắng nên Lý Mẫn đã dành thời gian đưa ông đi bệnh viện. Ngay khi có kết quả, Lý Mẫn hoàn toàn choáng váng, không thể đứng vững. Gan của bố anh đã suy yếu và khó có thể chữa khỏi. Bác sĩ cho biết, tình trạng này thường khó phát hiện nên một khi bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu thì rất có thể đã ở giai đoạn nguy kịch. Mặc dù bác sĩ luôn an ủi, nhưng giọng điệu thì vẫn nặng nề. Bác sĩ khuyên Lý Mẫn nên ở bên cha thật tốt, giúp ông kiên trì uống thuốc và hóa trị thì còn có thể sống được 2-3 năm nữa.

Ban đầu, anh không chấp nhận được kết quả này nhưng sau khi kiểm tra ở 2-3 bệnh viện lớn thì kết quả đều như vậy. Lý Mẫn nhìn bố vừa giận vừa thương. Anh giận vì bố cứ chăm chỉ làm việc quần quật suốt cả tuần lại thường xuyên ngủ muộn và sử dụng các chất có hại cho sức khỏe. Trước đó, Lý Mẫn cũng từng ngỏ ý đưa bố đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe, nhưng ông luôn từ chối và giờ thì đã quá muộn.

Người đàn ông yêu cầu con trai xé hết giấy cho nợ trước khi qua đời: Sự thật đằng sau khiến ai nấy “ngậm ngùi” - Ảnh 2.

Những năm tháng đó, Lý Mẫn đã cố gắng hết sức để chăm sóc bố với hy vọng có thể kéo dài thêm thời gian cho ông.

Thế nhưng, giai đoạn sau, tình cảnh của bố Lý Mẫn ngày càng không được khả quan. Dần dần, chính ông cũng bắt đầu nói những điều tiếc nuối với con trai. Ông bảo Lý Mẫn không cần đến chăm ông thường xuyên nữa. Ông khuyên con trai hãy chăm sóc mẹ và gia đình tốt hơn.

Hành động khó hiểu

Một thời gian ngắn trước khi bố Lý Mẫn qua đời, anh và gia đình đã bàn bạc với ông là yêu cầu hết những người nợ nần trả lại tiền.

Những năm gần đây, kinh tế ở thị trấn này không tốt, nhiều người thiếu tiền, nhiều người muốn sửa sang nhà cửa nhưng chưa có đủ nên phải viết giấy ghi nợ trước.

Bố Lý Mẫn là người tốt bụng, ông luôn cho người khác vay, biết họ khó khăn nên ông cũng chưa bao giờ làm khó, ông chỉ bảo họ hãy trả tiền khi giàu có trong tương lai.

Lý Mẫn không hiểu được chuyện này, anh nói với bố rằng ông không thể làm như vậy được, nếu lúc này mọi người vẫn nợ thì sau này đừng mong họ trả lại.

Cha Lý Mẫn nghe vậy thì liền xua tay, nói rằng chuyện này không cần lo lắng. Thế nhưng Lý Mẫn thì vẫn cảm thấy bứt rứt, anh xin bố đưa toàn bộ giấy nợ lại cho mình là tự tay anh sẽ đến từng nhà đòi lại.

Người đàn ông yêu cầu con trai xé hết giấy cho nợ trước khi qua đời: Sự thật đằng sau khiến ai nấy “ngậm ngùi” - Ảnh 3.

Anh nghĩ rằng bố mình đang mắc bệnh, thời gian cũng không còn nhiều thì ít nhất cũng sẽ có những người còn lương tâm và trả lại số tiền đó. Nếu không trả lại thì e rằng sau này bố anh mất đi cũng chẳng thể đòi lại được.

Bố Lý Mẫn có vô vàn tờ giấy nợ, cái nhỏ thì mấy ngàn NDT, cái lớn thì mấy chục ngàn NDT, có cái lên tới 100.000 NDT. Lý Mẫn đã cầm những tờ giấy nợ này đến từng nhà để xin tiền nhưng đúng như bố nói, anh chẳng lấy lại được bao nhiêu.

Gia đình nào cũng có chuyện, người thì khóc vì khó khăn, người thì chẳng nói nên lời. Ai cũng lịch sự, mời trà, bánh anh nhưng tiền thì họ vẫn không có để trả.

Lý Mẫn cảm thấy tức giận về những hành vi này, nhưng bố anh thì cho đó là chuyện hoàn toàn bình thường. Ông chỉ khuyên anh là con đừng quá bận tâm và coi đó là chuyện dùng tiền làm việc tốt.

Bố Lý Mẫn nói với anh rằng: “Họ đều là người cùng một thị trấn với mình, họ cũng sẽ có những lúc gặp khó khăn. Dù sao thì bố cũng chẳng còn sống được bao lâu, không sao cả con ạ”. Thế nhưng, chỉ điều này thôi thì chưa đủ, bố Lý Mẫn còn nghiêm túc nói rằng, nếu ông ấy rời đi, anh hãy mang những tờ giấy nợ này đến nhà của những người đó. Nếu như họ không để cập đến việc trả tiền thì Lý Mẫn hãy mang chúng ra, xé trước mặt họ và nói rằng họ không cần trả lại.

Lúc này, Lý Mẫn thấy bố quá tốt, anh bất lực nhưng cũng chẳng thể làm khác được. Đây cũng là mong muốn cuối cùng của cha anh trước khi ông ra đi.

Vào giữa năm ngoái, bố của Lý Mẫn qua đời. Anh đã mang theo giấy cho vay nợ và đến từng nhà để nói chuyện. Ai nấy đều cảm thấy buồn bã, tiếc nuối và than thở về sự khó khăn của cuộc sống. Tuy nhiên, những người này chỉ dừng lại việc than thở và tuyệt nhiên không nhắc gì tới chuyện trả lại số tiền.

Vì đã chuẩn bị sẵn tinh thần nên Lý Mẫn cũng không còn quá tức giận. Anh nghe theo lời bố, đưa ra tờ giấy nợ và xé chúng đi, đồng thời nói lớn: “Bố tôi đã nói rằng khi ông đi, chúng tôi không được làm khó mọi người. Tôi đã xé giấy nợ, kể từ giờ, gia đình bạn sẽ không nợ cha tôi bất cứ điều gì”.

Lý Mẫn cũng đã tới lần lượt từng nhà và hầu hết đều phải làm như vậy.

Lý do “thật sự” đằng sau

Từ khi anh làm theo lời bố, cho đến giữa năm nay, Lý Mẫn vẫn luôn cảm thấy thắc mắc và khó hiểu. Thế nhưng, khi đến cuối năm, anh dần cảm thấy nhẹ nhõm và biết ơn bố hơn rất nhiều.

Anh nhận ra hai điều thay đổi. Điều đầu tiên là một vài người trong thị trấn đã vay tiền của bố anh, dường như cuộc sống của họ cũng chẳng khấm khá hơn là bao. Thậm chí họ còn nợ nần nhiều hơn và gặp những chuyện không mấy suôn sẻ.

Những chủ nợ khác cũng đến đòi họ và tuyệt nhiên họ cũng chẳng còn đồng nào để trả. Thế nhưng thay vì xé giấy nợ như bố anh thì họ cứ đến đòi dai dẳng và kết quả là xảy ra mâu thuẫn, cãi vã và đánh nhau. Không những không lấy được tiền mà còn nảy sinh vô vàn rắc rối.

Lúc này, Lý Mẫn mới nhận ra, bố anh đã lường trước được những sự việc này và lo lắng anh sẽ gặp phải những vấn đề tương tự.

Điều thứ 2 Lý Mẫn phát hiện đó là dường như có một nhóm khách hàng thường xuyên đến cửa hàng của anh. Mặc dù vị trí cửa hàng nhà Lý Mẫn không tốt lắm, nó nằm sau trong một con ngõ nhỏ, thế nhưng nhà anh vẫn có một tệp khách rất ổn định. Những năm vừa qua, anh phát hiện có một nhóm người thà đi đường vòng đến đây chứ không mua ở cửa hàng khác gần hơn. Nhóm người này chính là những người đã nợ tiền bố anh và không trả được. Họ luôn niềm nở, mua đồ và rời đi.

Lý Mẫn cũng đã tính toán, nhóm khách hàng thường xuyên đến mua đồ gần như có thể xóa sạch khoản nợ đó trong vòng 2-3 năm.

Người đàn ông yêu cầu con trai xé hết giấy cho nợ trước khi qua đời: Sự thật đằng sau khiến ai nấy “ngậm ngùi” - Ảnh 4.

Sau những chuyện này, Lý Mẫn mới hiểu rằng nếu anh đến từng nhà đòi nợ thì không những không đòi được mà còn gặp vô vàn rắc rối khác nhau. Hơn nữa, nếu được xóa sạch nợ thì những người này sẽ cảm thấy áy náy và sẽ làm những cách khác để trả lại như mua đồ cho nhà anh.

Hóa ra, cha Lý Mẫn làm như vậy vì hoàn toàn muốn tốt cho con trai mình. Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta nên biết nhìn xa trông rộng, lường trước các tình huống có thể xảy ra thì mọi chuyện sẽ được giải quyết nhanh chóng và tốt đẹp hơn. Cha của Lý Mẫn là một người rất tốt bụng, nhân ái, ông cũng là người có trí tuệ rất tuyệt vời. Những người làm nhiều việc tốt sẽ luôn được ưu ái và được mọi người quý trọng.