Người hùng cứu sống bé gái rơi từ tầng 12 đã phải chịu sức nặng lớn bao nhiêu?

Rất ít người có thể nhanh trí, khỏe mạnh và có cả may mắn để có thể cứu được một cháu bé rơi từ tầng 12 mà không gặp chấn hương nghiêm trọng nào như vậy.

Ngày 28/2 vừa qua, cộng đồng mạng đã bàng hoàng trước vụ việc em bé khoảng 3 tuổi đã bò qua lan can và rơi từ tầng 12 của một tòa chung cư tại Hà Nội. Rất may mắn, vào thời điểm đó anh Nguyễn Ngọc Mạnh (sn 1990, trú tại Đông Anh, Hà Nội), đã nhanh trí trèo lên mái tôn phía dưới, đỡ được cháu bé an toàn. Kết quả khám ở bệnh viện cho thấy cháu bé bị trật khớp háng phải, ngoài ra không có tổn thương nào khác nghiêm trọng. Còn anh Mạnh bị chấn thương gân tay nhẹ.

Vụ việc đã được cư dân gần đó quay lại và sau khi được chia sẻ trên mạng đã nhận được sự quan tâm đông đảo của dư luận. Tất cả mọi người đều cảm thấy thót tim trước cảnh tượng em bé cheo leo trên lan can, đồng thời đều “cảm tạ trời đất” trước sự dũng cảm và nhanh trí của anh Mạnh. Chỉ cần chậm một giây thôi thì có lẽ điều tệ nhất đã xảy đến. Sau vụ việc này anh Mạnh đã được cư dân mạng phong tặng những mỹ từ như “người hùng”, siêu nhân”, “siêu anh hùng”.

Chân dung người anh hùng đời thực Nguyễn Ngọc Mạnh

Và thực tế thì những mỹ từ đó không phải chỉ để tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn anh Mạnh, bởi lẽ theo những cư dân mạng giỏi tính toán, thì quả thực sức nặng mà anh Mạnh phải chịu trong thời điểm đỡ cháu bé rơi xuống là rất lớn, không phải ai cũng làm nổi.

Nam shipper lao mình đỡ cháu bé rơi từ tầng 12 chung cư: Từng làm nhiều việc tốt, không cần người báo ơn

Bệnh viên Nhi đồng Thành phố đã tính toán như sau:

"Chiều cao: 3m x12 tầng = 36m.
G: 9.8
Z: Cho trung bình 10kg

Wt = 36 x 9.8 x 10 = 3.528j

ĐIều đó có nghĩa là khối lượng lúc anh Mạnh đỡ thời điểm đó là  3528/10 = 352,8kg. Kể cả khi mái tôn hấp thu một phần chấn động, thì tổng lượng mà anh phải đỡ cũng phải trên 250kg.

Cũng theo một cư dân mạng khác: "Khi em bé ở tầng 12 rơi xuống, thế năng là max, động năng bằng 0. Khi người đàn ông đỡ được em bé thì động năng max, thế năng bằng 0. Lúc này lấy động năng chia cho đoạn được mà người đàn ông và em bé bị “đi tiếp”, ở đâu là đoạn tôn bị lún xuống 1 đoạn khi va chạm thì mới ra lực va chạm”. Nếu em bé nặng 5kg, tầng 12 cao 40m, thì lực mà anh Mạnh phải đỡ tương đương 392kg.

Theo thầy giáo Lương Văn Huy, một giáo viên ở Hà Nội:

Nếu bé 3 tuổi nặng 12kg, độ cao 12 tầng là 36m, rơi tự do thì lực lúc anh Mạnh nhận được sẽ là Wt = m.g.h = 12 x 9,8 x 36 = 4233,6j. Vì vậy, thời điểm anh Mạnh đỡ được cháu bé, anh phải chịu sức nặng tương đương 423,36kg.

Theo Thạc sỹ Phạm Phúc Thịnh, giáo viên một trường liên cấp ở TP. HCM, thì anh Nguyễn Ngọc Mạnh đã phải chịu một lực ít nhất là 280kg trong thời gian 1 giây.

Anh bày tỏ: "Trong cuộc sống có những phút giây, những điều tưởng như là phép lạ mà tính toán bằng khoa học thì không thể giải thích được"

Cần nhớ rằng, thời điểm hiện tại kỷ lục nâng vật nặng nhất đang thuộc về vận động viên người Anh, Andy Boldton. Anh đã nâng được mức tạ 457,5kg từ sàn lên nang đời. Đương lượng một người bình thường nâng được chỉ quanh quẩn mức 50kg.