Người mẹ cho con ở lại châu Âu: Về Việt Nam không có nghĩa là "trốn" được Covid-19

Đây là quan điểm của một người mẹ không cho con về Việt Nam như nhiều du học sinh, Việt kiều khác trong bối cảnh Covid-19 đang lan rộng trên thế giới.

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
(Số liệu cập nhật lúc 11:04 21/03/2020) - Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers
Thế giớiÝIranViệt Nam
 Ca nhiễm bệnh
 Ca tử vong
 Ca khỏi bệnh
STTTỉnhCa nhiễmCa tử vongCa khỏi bệnh

Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, bà H.S (53 tuổi, ở Hải Phòng) - có con đang du học tại thành phố Strasbourg (Pháp) như mọi phụ huynh khác không khỏi hoang mang, lo lắng. 

Thời điểm này, số ca nhiễm tại Pháp nói riêng và châu Âu tăng lên mỗi ngày. Cả lục địa già không nơi nào vắng bóng Covid-19.

Tuy nhiên, bà S xác định, việc cần làm đầu tiên trong lúc này là phải bình tĩnh, chỉ có bình tĩnh mới có thể giải quyết được mọi chuyện. Vì vậy, khi ở tâm thế bình tĩnh trở lại, bà S cùng gia đình dặn dò con thực hiện nghiêm các khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam. 

Khi công dân nước sở tại chưa coi khẩu trang là biện pháp phòng bệnh thì bà S yêu cầu con gái mua nước sát khuẩn, khăn vải để quàng và che miệng mỗi khi ra ngoài.

Người mẹ cho con ở lại châu Âu: Về Việt Nam không có nghĩa là "trốn" được Covid-19 - 1

Bà S cho biết: "Điều tôi và gia đình trăn trở nhất là có nên đưa con về nước vào lúc này hay không. Tôi theo dõi tất cả các thông tin về động thái dịch và phòng chống dịch của nước Pháp, quan sát tình hình sân bay ở nước ngoài, nhất là các nước châu Âu thì thấy rằng, hoạt động đi lại ở các sân bay rất đông, công dân lại không đeo khẩu trang. Hơn nữa, sau khi tham khảo thêm ý kiến của người quen bên Pháp, anh em trong gia đình làm bác sĩ thì tôi quyết định cho con ở lại".

Lý giải về quyết định của mình, bà S nhấn mạnh: "Một là con sẽ phải di chuyển từ Strasbourg về Paris, rồi hành trình di chuyển trên tàu, đến sân bay làm thủ tục. Trong khi đó, sân bay thì rất đông. Nhưng điều tôi lo hơn cả là sự an toàn trên chặng bay từ Pháp về Việt Nam với hơn 12 giờ đồng hồ. Về Việt Nam, việc học online lệch múi giờ cũng không đảm bảo được kiến thức cho con. Tôi cho rằng, quyết định của tôi là phù hợp, bởi cho con ở lại chưa chắc đã là an toàn nhưng về Việt Nam thành công cũng chưa chắc đã trốn dịch được dịch Covid-19".

"Mặc dù Chính phủ Việt Nam luôn dang rộng cánh tay với công dân Việt ở nước ngoài nhưng về nước lúc này chẳng khác nào là thêm gánh nặng cho ngành y tế, cho Chính phủ và đây cũng là sự tự trọng của gia đình. Trong khi đó, tình hình phòng chống dịch ở Pháp rất ổn, mỗi ngày, nước này đều có một quyết sách rõ ràng về các biện pháp phòng, chống dịch. Lý do thêm nữa là trong hơn 6.000 du học sinh Việt Nam tại Pháp thì tính đến nay, chưa có một ai nhiễm Covid-19. Vì vậy, tôi khẳng định, Pháp không bỏ rơi họ", bà S cho hay.

Người mẹ cho con ở lại châu Âu: Về Việt Nam không có nghĩa là "trốn" được Covid-19 - 2

Bà S quyết định cho con ở lại Pháp vì trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc hạn chế di chuyển và cùng Chính phủ Pháp chống dịch là an toàn nhất.

Bà S cho biết: "Tôi nghĩ rằng, cho con đi học ở đất nước họ thì mình cũng phải có niềm tin. Tại sao khi có dịch bệnh mình lại tháo chạy? Quan trọng nữa là nếu trở về Việt Nam thành công thì liệu rằng mình có dễ dàng được nhập cảnh trở lại để tiếp tục học tập nữa hay buộc phải lỡ việc kế hoạch học tập? Vì vậy, nếu có chuyện gì đó xảy ra thì mình và con vẫn phải đối mặt. Dịch ở đâu thì cũng như nhau mà xét về tình thương thì cha mẹ nào cũng như nhau. Điều quan trọng nhất trong lúc này với phụ huynh có con đang theo học ở nước ngoài thì phải bình tĩnh, trấn an con và tạo cho các con niềm tin. Bởi nếu chọn giải pháp đưa con trở lại Việt Nam, chẳng khác nào là đẩy con vào một thế phiêu lưu và mạo hiểm".

"Vì nắm được tất cả các cách phòng, chống dịch với tâm thế bình tĩnh, tự tin, nên con gái tôi và các bạn Việt Nam đang học tại Pháp có tinh thần rất lạc quan, can đảm. Nhóm bạn của con gái gần 10 người cũng không ai lựa chọn giải pháp về nước để trốn dịch", bà S lý giải.

Bà T.H (58 tuổi, sống tại TP Frankfurt, Đức) cho biết, người Việt ở Đức rất lo về dịch nhưng khi hỏi thì ai cũng quyết định không về Việt Nam. Có nhiều yếu tố để họ quyết định không trở lại Việt Nam.

Người mẹ cho con ở lại châu Âu: Về Việt Nam không có nghĩa là "trốn" được Covid-19 - 3

Người Việt tại Đức tự may khẩu trang từ chất liệu nhựa mềm và nilong cứng khi dịch COVID-19 khiến mặt hàng khẩu trang khan hiếm.

"Tại Đức, việc đeo khẩu trang để phòng bệnh còn khá lỏng, hiện chỉ có một làng bị cách ly. Để tăng cường công tác phòng chống dịch thì Đức hạn chế mở cửa một số cửa hàng dịch vụ, hạn chế giao thương, cấm nhập cảnh vào châu Âu. Những người bệnh nặng thì đến bệnh viện, còn lại thì tự cách ly tại nhà. Tôi cho rằng, những phân tích của nhà khoa học Đức cũng có lý, mà cách làm của Việt Nam cũng rất đúng. Quan điểm của tôi lúc này là cần coi khẩu trang là biện pháp cấp thiết để phòng chống dịch Covid-19", bà T.H cho biết.

Cũng theo bà T.H, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến khẩu trang tại Đức khan hiếm, cộng đồng người Việt tại Đức đã tự may khẩu trang từ chất liệu nhựa mềm và nilong cứng.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, công dân Việt Nam trở về nước khi dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp trên thế giới thì sẽ đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình di chuyển. Đầu tiên là rủi ro ở hành trình di chuyển đến sân bay, khoảng thời gian lưu lại sân bay, quá trình bay trên máy bay và quá cảnh tại các sân bay.

Việc công dân Việt Nam là lao động, du học sinh trở về nước trong thời điểm này có thể tạo thêm khó khăn không chỉ cho ngành Y tế, cho các cấp chính quyền, mà cả cho đất nước và nhân dân. Gánh nặng sẽ nhân lên gấp bội phần nếu người mới nhiễm đó không khai báo trung thực

Hơn nữa, nếu một ai đó mắc bệnh và phải điều trị vì mắc COVID-2 trong quá trình di chuyển về nước thì không chỉ gây tốn kém cho gia đình, nhà nước, mà còn có thể lỡ dở cả kế hoạch học tập, công việc nếu nước mà họ đang học tập, lao động áp dụng những biện pháp cứng rắn đối với những người nhập cảnh trở lại.

* Tên nhân vật được viết tắt theo yêu cầu

Việt NamThế giớiTrung QuốcHàn QuốcIranÝ