Kể từ khi Nickelle Tilley cùng gia đình chuyển từ Mỹ đến Nhật Bản vào tháng 5/2022, cô đã tìm được cho mình những niềm vui mới, những cuộc phiêu lưu mới, và trong đó có cả việc mua sắm ở cửa hàng tạp hoá.
Khi ở Mỹ, người mẹ trẻ này thường đi siêu thị mua thực phẩm và các đồ dùng cần thiết mỗi tuần một lần. Nhưng khi đến Nhật Bản, cô đã nhận ra rằng mua hàng hoá và dự trữ suốt cả tuần không phải là cách đi chợ tiêu chuẩn ở đây. Thay vào đó, mọi người thường đi đến các siêu thị 3 đến 4 lần mỗi tuần.
Mặc dù vẫn có một số điểm tương đồng giữa việc mua sắm ở hai quốc gia, nhưng Tilley đã tìm thấy rất nhiều điểm khác biệt và độc đáo.
Các cửa hàng ở Nhật không có loại xe đẩy lớn, thay vào đó là những chiếc xe có kích thước tương đương một giỏ mua hàng.
Xe đẩy của Nhật có kích thước nhỏ hơn đáng kể so với xe đẩy ở Mỹ
Các siêu thị ở Nhật Bản thường có loại xe đẩy dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi
Xe đẩy dành cho trẻ sơ sinh giúp phụ huynh dễ dàng mua sắm hơn khi đi cùng con
Vệ sinh là điều tối quan trọng ở Nhật Bản, vậy nên khách hàng rất hiếm khi nhìn thấy sản phẩm với phần bao bì bị hỏng hoặc đặt không đúng vị trí
Các quầy hàng được sắp xếp gọn gàng và sạch sẽ
Nông sản tại các cửa hàng vô cùng đa dạng và mức giá thì cực kỳ phải chăng
Nông sản thường được trồng tại địa phương
Hoạt động với tư duy "chất lượng hơn số lượng", vậy nên các cửa hàng thường bán các loại hoa quả theo mùa và thường xuyên kiểm tra để loại bỏ những sản phẩm biến dạng hoặc đổi màu
Cửa hàng chỉ bán các sản phẩm theo mùa
Có những món ăn với vẻ ngoài rất dễ thương, chẳng hạn như món kamaboko
Kamaboko là món ăn được làm từ cá, trứng, các loại gia vị và được tạo hình đáng yêu
Có nhiều món ăn chế biến sẵn, phù hợp cho những ngày "lười biếng"
Các loại thịt đã chế biến được bảo quản ở nhiệt độ phòng và thay thế liên tục trong ngày
Có rất nhiều món ăn với cách chế biến đơn giản và nhanh gọn
Taco rice là lựa chọn hàng đầu cho một bữa ăn nhanh, đặc biệt phù hợp với những người mẹ tất bật
Vào cuối ngày, cửa hàng thường giảm giá cho các loại thịt và mặt hàng dễ hỏng
Thịt được giảm giá vào cuối ngày. Không chỉ vậy, sẽ có một số ngày nhất định mà các mặt hàng cũng được ưu đãi về giá, giúp khách hàng càng dễ tiết kiệm
Các loại đồ gia dụng như tã lót và giấy vệ sinh thường có mức giá vô cùng rẻ
Giấy vệ sinh thường có hình vẽ rất đáng yêu
Bao bì sản phẩm ngộ nghĩnh và thân thiện với trẻ em
Gói phô mai với phần vỏ rực rỡ và thu hút
Nếu ở Mỹ chỉ có các loại rau củ xay nhuyễn thì ở Nhật Bản, thức ăn cho trẻ em lại đa dạng và cầu kỳ hơn nhiều
Món ăn gồm mì, nước sốt, cá ngừ và các loại rau củ dành cho trẻ em
Thậm chí còn có phiên bản mì ramen riêng dành cho các bạn nhỏ với hình thù ngộ nghĩnh
Các loại mì được làm theo hình dạng nhân vật hoạt hình hoặc con thú, đặc biệt thích hợp với những em nhỏ kén ăn
Sản phẩm bên trong thường có kích thước chính xác như những gì được in trên bao bì
Ở Nhật Bản, ảnh trên bao bì không chỉ mang tính chất minh hoạ
Các món ăn đặc biệt đa dạng, thậm chí còn đáp ứng được khẩu vị của nhiều nền văn hóa
Khi thanh toán, người mua không cần phải lấy từng món hàng ra mà chỉ cần đặt cả chiếc giỏ mua hàng lên quầy
Nhân viên thu ngân sẽ thanh toán và đặt gọn gàng mọi thứ lại vào giỏ
Ở Nhật Bản, có một khu vực riêng để khách hàng tự đóng gói các món đồ
Sau khi thanh toán, người mua sẽ mang giỏ hàng về khu vực này để đóng gói
Nguồn: Insider