Người thông minh luôn biết cách khôn ngoan trả lời 5 câu hỏi "khó nhằn" này của sếp

Trong quá trình giao tiếp hàng ngày với sếp, khó có thể tránh khỏi việc bạn bị rơi vào những tình huống bối rối, khi cấp trên đưa ra câu hỏi khó trả lời. Dưới đây là cách để bạn có thể trả lời những câu hỏi khó của cấp trên một cách chuyên nghiệp và giữ mối quan hệ tốt.

Người thông minh luôn biết cách khôn ngoan trả lời 5 câu hỏi "khó nhằn" này của sếp - 1

Giữ mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên là điều mà ai cũng muốn khi đi làm. Trong quá trình giao tiếp hàng ngày với sếp, khó có thể tránh khỏi việc bạn bị rơi vào những tình huống bối rối, khi cấp trên đưa ra câu hỏi khó trả lời. Vậy mói thế nào để không làm mất lòng sếp cũng như hài hòa mối quan hệ với đồng nghiệp?

Đầu tiên, dù câu hỏi của cấp trên là gì thì bạn cũng cần giữ tâm lý thoải mái, bình tĩnh. Thái độ tích cực sẽ giúp bạn chiếm được thiện cảm từ cấp trên, nếu có sai sót trong câu trả lời cũng dễ được thông cảm.

Nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn sẽ giúp bạn dễ định hướng câu trả lời hơn. Nếu đó là câu hỏi về công việc hay đồng nghiệp, cấp trên nào đó trong môi trường làm việc của bạn, hãy cố gắng diễn đạt một cách trung lập, tránh thái độ tiêu cực dù đó có là người bạn ghét.

Dưới đây là cách để bạn có thể trả lời những câu hỏi khó của cấp trên một cách chuyên nghiệp và giữ mối quan hệ tốt.

1. "Em đang tìm một công việc mới à?"

Đây là câu hỏi khiến bạn dễ cảm thấy bối rối, khó xử. Bạn sẽ nghĩ vì sao cấp trên lại hỏi mình như vậy, liệu có phải anh ấy/chị ấy đã biết điều gì đó rồi không.

Nếu bạn đang cân nhắc một công việc mới, có ý định chuyển việc thật, hãy nói sự thật. Rất có thể cấp trên có lý do để hỏi bạn câu này và một lời phủ nhận, nói dối chỉ khiến tình hình trở nên tệ. Tất nhiên, câu trả lời nên khéo léo, ngắn gọn và đi vào trọng tâm, tập trung vào sự nghiệp bạn muốn xây dựng.

"Em đang suy nghĩ về việc chuyển sang làm ở một vị trí khác. Em muốn thử sức mình.”

"Em có thể sẽ chuyển đến một thành phố khác."

"Một đồng nghiệp cũ đã liên lạc và đưa ra cho em một cơ hội thú vị. Em đang xem qua.”

Còn nếu trong trường hợp bạn không có ý định chuyển việc thì hãy trả lời một cách thành thật: “Em rất thích công việc hiện tại của mình và muốn gắn bó với công ty thật lâu nữa”. Nhớ là dù trong trường hợp nào, câu trả lời cũng phải lịch sự và nhấn mạnh rằng bạn sẽ luôn thực hiện tốt công việc đang đảm nhận.

2. "Em đã nghe tin mới nhất về Phương chưa?"

Đối phó với những câu hỏi của đồng nghiệp về tin đồn của một đồng nghiệp khác đã có, khi câu hỏi này đến từ cấp trên thì bạn càng cần thể hiện sự khéo léo trong câu trả lời.

Lựa chọn tốt nhất của bạn trong trường hợp này là đưa ra một câu trả lời như: "Em thực sự chưa nghe thấy điều gì". Sau đó, hãy tìm cách thay đổi chủ đề hoặc cố gắng rời khỏi cuộc trò chuyện. Hãy thể hiện rằng bạn không quan tâm đến việc đó, nhớ là bằng cách lịch sự. Một khi cấp trên của bạn nhận ra rằng bạn không phải là một kẻ thích đưa chuyện, họ sẽ nhanh chóng từ bỏ ý định khai thác thêm mà thôi.

3. "Em đánh giá thế nào về hiệu suất của tôi với tư cách là người quản lý?"

Người thông minh luôn biết cách khôn ngoan trả lời 5 câu hỏi "khó nhằn" này của sếp - 2

Câu hỏi này đặc biệt khó vì bạn có thể không biết động lực của sếp đằng sau câu hỏi đó là gì. Liệu sếp đang tìm kiếm phản hồi từ nhân viên hay chỉ hỏi vì muốn nghe những lời khen ngợi hay sếp thực sự quan tâm và muốn nhận được những lời góp ý mang tính xây dựng?

Để duy trì trạng thái an toàn, hãy mở đầu bằng những phản hồi tích cực. Sau đó, bạn có thể chọn một khía cạnh trong phong cách quản lý của sếp mình trong công việc và đưa vào tình huống thực tiễn.

Ví dụ: "Trong dự án lần tới, em rất mong được sếp hướng dẫn thêm, chỉ dạy kinh nghiệm”.

4. "Em đánh giá hiệu suất của mình như thế nào trong quý này?"

Cân bằng chính là chìa khóa. Hãy vạch ra những gì bạn đã làm tốt và tham chiếu với mục tiêu đề ra, sau đó cùng thảo luận về cách để bạn có thể làm tốt hơn vào lần sau. Để cho cấp trên có thể thấy được bạn rất nghiêm túc trong việc cải thiện bản thân, hãy yêu cầu sếp của bạn đánh giá và đưa ra bất kỳ lời khuyên nào cho bạn trong quý tới.

5. "Em có thể đảm nhận dự án này không (công việc người khác không nhận)?"

Người thông minh luôn biết cách khôn ngoan trả lời 5 câu hỏi "khó nhằn" này của sếp - 3

Bạn có thể cảm thấy áp lực khi phải từ chối yêu cầu có thể giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên. Hãy thành thật với chính mình về việc liệu dự án đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến khối lượng công việc hiện tại của bạn và nó có nằm trong mảng mà bạn phụ trách hay không.

Nếu bạn thực sự không thể nhận công việc này, hãy nói với cấp trên rằng chỉ đơn giản là bạn không có đủ thời gian để đảm bảo hoàn thành cả công việc hiện tại và dự án đó một cách tốt nhất. Sẽ không ai trách cứ khi bạn muốn đảm bảo làm tốt công việc của mình.

Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc đến việc dự án đó sẽ mang lại gì cho bạn. Khi cấp trên đưa ra một công việc cho bạn, rất có thể là họ đã nhìn thấy tiềm năng ở bạn. Nếu điều này tốt cho việc phát triển trong tương lai, hãy nhận lời và coi đó chính là cơ hội để bản thân thể hiện năng lực với cấp trên.