Thời xưa, kết hôn có rất nhiều quy củ và lễ tiết phải tuân theo, trước khi cưới, tiến hành hôn lễ, sau khi cưới, đều có rất nhiều quy định bắt buộc. Trong đó, có một nghi thức rất quan trọng sau khi kết hôn, đó là nghi thức "lại mặt".
Theo nghi thức này, sau khi kết hôn ba ngày, tân lang sẽ dẫn tân nương về nhà ngoại để thăm bố mẹ. Người hiện đại đa số đều chỉ biết đây là truyền thống cần được tôn trọng tuân theo, thế nhưng ít người biết nguyên nhân nhạy cảm ẩn chứa phía sau nghi thức này.
Theo tìm hiểu, người xưa rất coi trọng nghi thức "lại mặt". Sau kết hôn 3 ngày, tân nương sẽ được chồng mình đưa về nhà mẹ đẻ. Có hai nguyên nhân chính như sau.
Nguyên nhân thứ nhất, để cảm tạ ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ vợ, đồng thời, đôi uyên ương mới cưới cũng muốn để cha mẹ vợ thấy rằng, hai người ở chung ngọt ngào, hòa thuận, vui vẻ. Tận mắt thấy con gái sau khi kết hôn hạnh phúc tràn đầy, cha mẹ vợ chắc chắn có thể an tâm.
Nguyên nhân thứ hai, là nguyên nhân rất nhạy cảm. Thời cổ đại, các cô gái thường bị gả đi rất sớm, hơn nữa quan điểm dạy dỗ rất cổ hủ, khắt khe, nói chuyện chỉ cần sơ ý nhắc đến chuyện yêu đương sẽ bị nhắc là vô lễ, thô tục.
Chính vì vậy, chuyện phòng the, chuyện nam nữ được coi là chủ đề cấm kị. Ngay cả cha mẹ, chị em máu mủ cũng không được phép tự ý nhắc đến chuyện này.
Thế nhưng gái lớn gả chồng, không thể không có kiến thức, để trang bị cho tân nương không phải quá bỡ ngỡ, người mẹ sẽ để vào trong đồ cưới của con gái một số tài liệu hướng dẫn chuyện phòng the, hy vọng giúp được chút nào hay chút ấy.
Trải qua đêm động phòng hoa trúc đầu tiên, chắc chắn nàng dâu mới sẽ gặp phải rất nhiều điều khúc mắc. Đáng tiếc, loại chuyện tế nhị này tuyệt đối không thể tùy tiện hỏi người khác.
Chỉ có thông qua ngày "lại mặt", nàng dâu mới có thể đường đường chính chính về nhà mẹ đẻ, xin được chỉ dẫn, thảo luận, học hỏi kinh nghiệm, giúp cuộc sống hôn nhân sau này mặn nồng, hòa hảo hơn.
Tuy vậy, trong ngày "lại mặt", vợ chồng mới cưới muốn ở qua đêm ở nhà ngoại buộc phải ngủ khác phòng nhau.
Theo quan niệm của người xưa, nếu chung đụng, thân thiết ở nhà mẹ đẻ, tiền tài, quyền thế của nhà ngoại đều sẽ nghiêng hết về bên nhà nội, khiến nhà ngoại suy tàn, do đó đây là điều cấm kỵ.