Lẽ thường nhạc sĩ nào mà chẳng trải qua những buồn vui, trầm thăng của cuộc sống, của thế sự. Có khác chăng là ở ánh nhìn và cách đối diện với những vui buồn, việc đời đó mà thôi.
Phạm Trường thường ghi chép lại những kỷ niệm bằng âm nhạc và khéo léo khoác lên những tác phẩm của mình một ánh nhìn lạc quan. Anh coi đó là một lối đi riêng, độc hành trong hành trình sáng tác âm nhạc.
Ở lối đi ấy anh có đủ đầy khát khao cống hiến. Anh đem đam mê mãnh liệt của mình biến thành niềm tin – niềm vui – lời ‘tình tự’ của bản thân.
Đối diện với tâm dịch Covid-19, nhạc sĩ Phạm Trường coi những nhạc phẩm âm nhạc của mình và các đồng nghiệp, là liều Vaccine tinh thần phòng, chống dịch hiệu quả.
Ý niệm ‘dung dị’ mà vẫn ‘cao đẹp’ này, đã trở thành nguồn năng lượng tích cực – luôn được sạc đầy – tiếp sức cho các y bác sĩ nơi tuyến đầu, cùng tất cả mọi người chung lưng đấu cật chiến thắng bệnh tật.
Nhạc sĩ trẻ Phạm Trường coi những tác phẩm âm nhạc của mình và các đồng nghiệp, là liều ‘Vaccine tinh thần’ phòng, chống dịch hiệu quả.
Ngoài những tác phẩm âm nhạc ‘cổ động tinh thần’ phòng, chống dịch kể trên, nhạc sĩ trẻ Phạm Trường còn thường xuyên viết về những chủ đề như:
Ngợi ca công ơn mẹ cha, tình yêu đôi lứa, tình yêu với bóng đá và tình yêu quê hương đất nước, nổi bật phải kể đến như:
Mẹ, Cảm xúc tình yêu, Lời hứa muộn màng, Về Khánh Trung quê anh, Sơn La tình yêu đôi mình, Tình em mùa xuân thu, Bóng đá tình yêu đất nước,…
Để có được những thành quả đáng nể nêu trên, phần nào nhờ vào việc Phạm Trường may mắn sinh thành trong một gia đình tại tỉnh Ninh Bình.
Nơi đó có dòng sông Đáy hiền hòa chảy mãi như ‘bầu sữa mẹ’ ngọt ngào không bao giờ cạn, đủ đầy để dung dưỡng cậu nhóc Phạm Văn Trường ngày ấy.
Nói đến Phạm Trường thì phải có vài dòng cho cố nhạc sĩ Nguyễn Tương Lai.
Phạm Trường chàng trai may mắn, được sinh ra trong một gia đình có đến ba đời sống với âm nhạc.
Ông ngoại của anh là cố nhạc sĩ Nguyễn Tương Lai, người đã truyền dạy những nốt nhạc đầu đời và định hướng cho cháu mình ghi danh bảng vàng theo học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Cố nhạc sĩ Nguyễn Tương Lai (ông ngoại của nhạc sĩ Phạm Trường) người truyền dạy những nốt nhạc đầu đời và định hướng cho cháu mình ghi danh bảng vàng theo học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Chàng trai Phạm Trường đi từ làng xã – ra phố phường ‘học tập’, học tập xong rồi, anh ‘miệt mài’ gửi lại cho nơi mình sinh ra một vài nốt nhạc yêu. ‘Về Khánh Trung quê anh’ là ca khúc nhạc sĩ trẻ khắc họa tình yêu quê hương Khánh Trung, Yên Khánh, Ninh Bình của mình.
Nhạc sĩ Phạm Trường trong một phóng sự tại bến đò Tam Toà (Khánh Trung, Yên Khánh, Ninh Bình – nguồn ảnh: Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình).
Với một số đồng nghiệp âm nhạc sẽ lên tiếng khi ngôn ngữ của họ bất lực, nhưng với Phạm Trường thì lại khác. Anh sáng tác giản đơn chỉ vì việc được tung tăng mê đắm với mạch nguồn trầm bổng của những giai điệu.
Với Trường, sáng tác chỉ đơn giản là: “ghi lại những thanh âm của bức tranh cuộc sống mà thôi!”
Thật vậy, hình ảnh đời thường của Phạm Trường là hình ảnh một nhạc sĩ trẻ ‘mê đắm’ với tiếng hát cung đàn, hay nói cách khác là âm nhạc luôn chảy tràn trong huyết quản của anh.
Nhạc sĩ trẻ Phạm Trường ‘mê đắm’ trong âm nhạc, hay nói cách khác là ‘âm nhạc’ luôn chảy tràn trong huyết quản của anh.
Với số đông mọi người phần thiết yếu của cuộc sống là cơm ăn, áo mặc và nước uống, thì với Trường – anh cần thêm một phần không thể thiếu, để cuộc sống này thêm ý nghĩa đó là-‘âm-nhạc’.
Ở thời điểm hiện tại và mãi về sau, nước uống sẽ giúp anh đỡ khát, đồ ăn sẽ giúp anh hết đói, thì âm nhạc sẽ là liều vitamin lạc quan không ngừng lan tỏa tinh thần phòng, chống dịch hiệu quả.
Tác giả Phạm Trường coi ‘âm nhạc’ là một phần không thể tách rời của cuộc sống?
Trường thường xuyên ghi lại những thanh âm cuộc sống theo một cách rất riêng, rất bất chợt và ‘rất Trường’.
Với người nọ có thể, họ phải cần đến khoảng thời gian dài để ra được một ca khúc, nhưng với Trường thì lại khác. Chỉ cần một ý tưởng thoắt ẩn, thoắt hiện cũng đủ để anh bắt kịp và hiện thực hóa thành một new song (bài hát mới), vì vậy các đồng nghiệp thường trêu đùa anh là:
“Ý tưởng sáng tác đến với nhạc sĩ Phạm Trường thường ‘bất chợt’, và nhạc sĩ Phạm Trường sẽ biến điều bất chợt đó thành những điều phi thường”.
Chỉ cần một ý tưởng thoắt ẩn, thoắt hiện cũng đủ để nhạc sĩ Phạm Trường bắt kịp và hiện thực hóa thành một tác phẩm mới.
Dù ở phạm trù, hoàn cảnh nào đi chăng nữa, anh cũng chưa bao giờ nghi ngờ về việc chọn ngành nghề, hướng đi của bản thân. Nếu phải chọn lựa lại – Phạm Trường vẫn sẽ chỉ chọn nghề ‘làm đẹp cho đời – viết nhạc cho người’ này thôi.