Nhặt khúc gỗ mục ven đường, người đàn ông tròn mắt vì nó biến thành thứ quý như vàng

Hóa ra khúc gỗ tưởng bỏ đi đó lại 'ẩn giấu' bí mật không ngờ.

Trong một lần đi kiếm củi, một người đàn ông ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc tình cờ tìm thấy khúc gỗ mục bên đường. Anh ta quyết định đem nó về nhà để nhóm lửa. Khi anh đến gần thì phát hiện khúc gỗ này bị vùi một nửa ở trong đất. Sau khi đào nó lên thì người đàn ông nhận thấy khúc gỗ này dường như có chút ánh xanh ở bên trong và nặng hơn bình thường. Anh ta nhủ thầm sẽ rửa nó qua nước sau khi trở về.

Nhặt khúc gỗ mục ven đường, người đàn ông tròn mắt vì nó biến thành thứ quý như vàng - Ảnh 1.

Sau khi rửa sạch và xẻ ra, khúc gỗ để lộ màu xanh như ngọc bích. (Ảnh: Sohu)

Nào ngờ, sau khi rửa sạch và xẻ ra, khúc gỗ mục ban đầu lại thay đổi. Nó trông giống như một tảng đá màu xanh ngọc hình khúc gỗ. Người đàn ông cảm thấy rất khó hiểu, vậy thứ anh ta nhặt được là cây gỗ hay đá?

Dân trong làng hay tin có người nhặt được một khúc gỗ mục kỳ lạ thì kéo đến xem. Ai ai cũng trầm trồ và mọi người bắt đầu tranh cãi về nó. Người thì bảo khúc gỗ này hóa thạch của một loài cây nào đó. Có ý kiến lại cho rằng nó là ngọc bích rất có giá trị. Thậm chí có người mê tín còn cho rằng nó là điềm gở và lấy một cái vòng màu đỏ buộc vào nó để trấn yểm. Sau đó, người dân đều khuyên anh ta tìm chuyên gia để kiểm tra và xác định gốc gác của nó.

Nhặt khúc gỗ mục ven đường, người đàn ông tròn mắt vì nó biến thành thứ quý như vàng - Ảnh 2.

Người đàn ông quyết định mang "khúc gỗ" lên thành phố nhờ chuyên gia thẩm định. (Ảnh: Sohu)

Người đàn ông quyết tâm mang khúc gỗ lên thành phố để thẩm định. Chuyên gia nói với anh ta rằng nó không phải là ngọc bích mà gỗ hóa ngọc tự nhiên. Gỗ hóa ngọc là gì?

Theo chuyên gia, hiện tượng gỗ hóa ngọc là một hiện tượng kì lạ của thiên nhiên. Quá trình này diễn ra trong suốt hàng triệu năm dưới lòng đất và để tạo ra một thân gỗ hóa ngọc là rất hiếm, có thể coi là quý như vàng.

Gỗ hóa ngọc có nguồn gốc từ những rừng cây nguyên sinh, sau tác động của một trận phun trào núi lửa, những thân gỗ này bị chôn vùi trong nham thạch hàng triệu năm và dần hóa ngọc.

Ở những vùng cây chết bị phủ lên bởi nhiều loại khoáng vật từ quá trình phun trào núi lửa, những khoáng vật đó sẽ thẩm thấu vào các mao mạch gỗ. Khi cấu trúc của gỗ bị phá vỡ dần dần, những sợi gỗ bị thay thế bởi các khoáng chất vô cơ khác như đá thạch anh, opal, canxedon…

Nhặt khúc gỗ mục ven đường, người đàn ông tròn mắt vì nó biến thành thứ quý như vàng - Ảnh 3.

"Khúc gỗ" hóa ngọc có niên đại từ 200 triệu năm trước. (Ảnh: Sohu)

Những thân cây hóa ngọc này chủ yếu đã tồn tại từ thời Triassic và Jurassic, khoảng từ 100 triệu đến 250 triệu năm trước. Về nguyên lý, gỗ hóa ngọc có quá trình tương tự như xương, cốt động vật hóa thạch. Quá trình này được diễn ra liên tục và tùy theo các khoáng thể được thay thế mà định hình nên các loại gỗ hóa ngọc với tính chất và độ cứng khác nhau.

Các nhà thần học phương Tây cho rằng, nguyên bản là một khúc gỗ mục nát, sau khi trải qua quá trình bị Thạch anh hóa, nó biến thành một loại đá quý, vì thế mà hóa thạch gỗ có đặc tính từ trường bền vững, trường thọ, và vĩnh cửu.

Màu sắc của thân cây hóa ngọc cũng đa dạng: màu xám, màu nâu là phổ biến nhất ngoài ra còn có màu đỏ, cam vàng, đen và quý hiếm nhất là màu xanh ngọc bích.

Nhặt khúc gỗ mục ven đường, người đàn ông tròn mắt vì nó biến thành thứ quý như vàng - Ảnh 4.

Gỗ hóa ngọc được xếp vào nhóm đá quý, chúng có giá trị kinh tế cao. (Ảnh: Sohu)

Ngay từ thời các quốc gia cổ đại như Assyria, Babilon và La Mã cổ đại, gỗ hóa ngọc đã được dùng như đá mỹ nghệ. Từ gỗ hóa ngọc người ta làm ra những chuỗi hạt, gắn vào nhẫn, ngọc treo và ngọc bội. Từ thế kỷ 19, 20 từ gỗ hóa thạch Arizona xuất khẩu đã chế tác thành những chiếc bàn nhỏ, lọ hoa, giá nến.

So với các tấm gỗ thông thường, gỗ hóa ngọc có giá trị gấp nhiều lần. Khi đã hóa ngọc, chúng được xếp vào nhóm đá quý. Chuyên gia cho biết, khúc gỗ hóa ngọc của người đàn ông có niên đại từ khoảng 200 triệu năm trước. Giá trị kinh tế của khúc gỗ rất lớn và giá trị nghiên cứu của nó cũng rất cao.

Nguồn: Sohu