Nhìn nhóm bạn bè của con trai Tào Tháo, ngẫm: Sói hoang ở gần bầy cừu, lâu ngày mất đi tham vọng; đại bàng tránh xa chuồng gà chắc chắn bay cao!

Nhìn số phận Tào Thực và Tào Phi - hai người con trai của Tào Tháo, sẽ hiểu ra rằng chính những người bạn thân thiết, những người gần kề nhất mới là người quyết định số phận cuộc đời của một người.

Cuốn "Tam quốc chí · Ngụy thư" có ghi chép rằng: Vào năm Kiến An thứ 19, khi Tào Tháo đang chinh phục Tôn Quyền về phía nam, ông đã giao lại quốc sự tại kinh thành cho con trai thứ ba là Tào Thực, với ý định phong ông làm người thừa kế.

Thấy được tâm ý của Tào Tháo, đông đảo mưu sĩ đã đến hỗ trợ Tào Thực. Vậy nhưng không ngờ, những người này không những không giúp được Tào Thực có được ngôi vị thừa kế mà còn kéo ông xuống vực sâu. Nếu tìm hiểu giai đoạn lịch sử này, bạn sẽ hiểu ra rằng một điều rằng chính những người bạn thân thiết nhất mới là người quyết định số phận cuộc đời của một người.

01

Tào Thực từ nhỏ đã là một người có tài, tài ăn nói hóm hỉnh, luôn trả lời hết sức lưu loát mỗi một câu hỏi mà Tào Tháo đưa ra. Bên cạnh đó, Tào Thực còn "bản chất giản dị, không uy nghi cũng không hoa mỹ", điều này rất phù hợp với mong đợi của cha mình.

Dần dần, Tào Tháo bắt đầu bồi dưỡng Tào Thực làm người kế vị, Tào Thực khi được hơn 10 tuổi đã được cha dẫn đi thực nghiệm và học các kỹ năng quân sự.

Sau khi được phong làm Lâm Tri Hầu, Tào Thực kết thân với Dương Tu, Đinh Nghi, Hàm Đan Thuần. Dương Tu ỷ vào tài năng, luôn tự cho mình là đúng; Đinh Nghi độc đoán; Hàm Đan Thuần nghiện rượu và phóng đãng.

Dưới ảnh hưởng của họ, tính khí của Tào Thực bắt đầu thay đổi. Để che mắt cha, trước mỗi lần trả lời các câu hỏi của Tào Tháo, Tào Thực đều sẽ nhờ Dương Tu đặt giả thiết các câu hỏi liên quan sau đó học thuộc các câu trả lời trước. Thích rượu, Tào Thực thường cùng Hàm Đan Thuần uống tới say xỉn, trì hoãn công việc triều chính, và thậm chí còn đột nhập vào Tư Mã môn sau khi uống rượu say.

Tào Thực cho phép Đinh Nghi làm điều ác, trong chiến dịch của Tào Tháo, Đinh Nghị đã gài bẫy phe phái của Tào Phi, khiến Thôi Diễm tự sát và Mao Giới phải vào ngục.

Ở cùng với những người này, Tào Thực trở nên kiêu ngạo và buông thả hơn.

Nhìn thấy Tào Thực ngày càng vô dụng, Tào Tháo hối hận và không còn muốn bồi dưỡng.

Đại bàng, nếu lớn lên trong chuồng gà, nó sẽ mất khả năng bay cao lên bầu trời.

Sói hoang nếu lớn lên giữa đàn cừu, nó sẽ mất đi tham vọng lưu lạc khắp địa cầu.

Khi bạn chơi với một nhóm người chỉ biết ăn, uống, vui chơi và mưu mô, thực ra bạn đang ở trong trạng thái tiêu hao bản thân liên tục.

Khi tài năng và thời gian bị tiêu hao, cuộc đời bạn sẽ bị lãng phí.

Nhìn nhóm bạn bè của con trai Tào Tháo, ngẫm: Sói hoang ở gần bầy cừu, lâu ngày mất đi tham vọng; đại bàng tránh xa chuồng gà chắc chắn bay cao! - Ảnh 1.

02

So với Tào Thực, con trai thứ Tào Phi không nhận được nhiều tình cảm từ cha. Vào năm Kiến An thứ mười ba, Tư Đồ Triệu Ôn tiến cử Tào Phi trước mặt Tào Tháo, nhưng Tào Tháo cho rằng hai người thông đồng nên cách chức Triệu Ôn. Nhưng sau cùng, Tào Phi vẫn chiến thắng trong cuộc chiến giành quyền thừa kế.

Vào năm Hoàng Sơ đầu tiên, Tào Phi mới lên ngôi đã thăng chức cho Tư Mã Ý, Trần Quần, Ngô Chất, Chu Thước. Bốn người này, người tháo vát mưu lược, người oai nghiêm, người lại rất chân thành. Sử sách gọi họ là "Tào Ngụy tứ hữu", việc Tào Phi lên ngôi thành công không thể thiếu sự giúp đỡ, chỉ dẫn của họ.

Tào Phi cũng muốn làm bừa, nhưng Tư Mã Ý không những không giúp đỡ mà còn khuyên nhủ: "Vua Ngụy là người có đầu óc, công tử nên là một người thành thực, kỷ luật, trả lời câu hỏi sai cũng không sao, cuộc đời xảy ra sai lầm đó mới là vấn đề lớn."

Khi Tào Phi được bổ nhiệm làm trung lang tướng, khi muốn bảo vệ người tùy tùng phạm tội của mình, Trần Quần đã chỉ ra rằng "pháp luật ắt có khung hình phạt hợp lý, có như vậy mới trị được nước", khiến Tào Phi tỉnh ngộ, xử phạt theo pháp luật, nhận được sự tôn trọng của quần thần.

Thấy cha thiên vị em trai Tào Thực, Tào Phi bất mãn, Ngô Chất nói với ông, "dù không làm được Thế tử của Ngụy Vương, cũng hãy làm con trai của Ngụy Vương, làm con phải đặt chữ hiếu lên hàng đầu".

Ở cùng bốn người này, Tào Phi trở nên khiêm tốn và nhân hậu, nỗ lực cầu tiến. Từng bước, ông được Tào Tháo công nhận và cuối cùng trở thành thái tử nước Ngụy.

Khổng Tử nói: Có ba người bạn có lợi, có ba người bạn có hại.

Việc kết bạn với những người có tính chính trực, liêm chính và hiểu biết sẽ mang lại lợi ích cho bản thân.

Làm bạn với kẻ xu nịnh, tâm không đoan chính là có hại.

Một nhà văn từng nói: "Muốn biết một người đi được bao xa, hãy nhìn bạn đồng hành của họ; muốn biết một người ưu tú tới đâu, nhìn người hướng dẫn của họ; muốn biết một người thành công ra sao, hãy xem họ ở cạnh ai."

Người bạn thân thiết nhất sẽ định hình từ trường và số phận của bạn.

Nếu có một con đường tắt dẫn đến thành công thì đó là con đường nơi mà bạn đi cùng những người ưu tú và cùng phát triển với họ.

Nhìn nhóm bạn bè của con trai Tào Tháo, ngẫm: Sói hoang ở gần bầy cừu, lâu ngày mất đi tham vọng; đại bàng tránh xa chuồng gà chắc chắn bay cao! - Ảnh 2.

03

Vào thời nhà Minh tại Trung Quốc, có một nhóm những thái giám trẻ tuổi sẽ cùng hoàng tử lớn lên, học tập và vui chơi, họ được gọi là 'daban' của các hoàng tử.

Daban của vua Minh Anh Tông có tên Vương Thần.

Vương Thần từ nhỏ đã tham lam và kiêu ngạo, sau này nắm quyền, hắn làm hại những người trung thành, sử sách gọi hắn là "thế hệ hoạn quan chuyên quyền đầu tiên của nhà Minh".

Dưới ảnh hưởng của hắn, vua Minh Anh Tông đã mù quáng phát động ba cuộc Bắc phạt, cuối cùng bị bắt sống và mang tiếng xấu hàng ngàn năm.

Trong khi đó, 'daban' của vua Minh Thần Tông là Phùng Bảo.

Phùng Bảo từ nhỏ đã yêu thích đọc sách, ông đã biên soạn rah ai cuốn "Khởi mông tập" và "Đế giám đồ thuyết" cho vua Minh Thần Tông, mặc dù là một thái giám nhưng ông luôn gần gũi với các quan đại thần đức hạnh và trung thành, cũng như thẳng tay trừng phạt những hoạn quan xu nịnh.

Dưới ảnh hưởng của ông, vua Minh Thần Tông đã chăm chỉ cai trị, lối sống đạm bạc, ủng hộ cải cách và thúc đẩy phát triển đất nước.

Con người là sản phẩm của môi trường, việc bạn hòa mình vào môi trường ra sao sẽ quyết định bạn phát triển như thế đó.

Từ khi bập bẹ nói chuyện cho tới tuổi trung niên, từ những năm còn non nớt cho đến tuổi già, những người bạn thời thơ ấu, những người bạn cùng lớp, những người bạn cũ, luôn là những người không thể thiếu trong những giai đoạn quan trọng của cuộc đời.

Ảnh hưởng của bạn bè đối với mỗi một người là rất tinh tế.

Theo một nghĩa nào đó, việc bạn kết bạn với ai sẽ quyết định cuộc sống của bạn ra sao.

***

Nếu nhìn vào lịch sử, bạn sẽ thấy rằng những vĩ nhân trong lịch sử chắc chắn trước tiên phải gặp được những người bạn quý nhân.

Quản Trọng gặp Bào Thúc Nha, nổi tiếng khắp thiên hạ; Tôn Sách kết bạn với Chu Du, thống trị Giang Đông; Lưu Bị ba lần tới tìm Gia Cát Lượng rồi chiếm được 1/3 thiên hạ.