Vấn nạn đạo nhái trong thế giới webtoon Hàn Quốc đã nhức nhối, nghiêm trọng đến mức khiến nhiều họa sĩ lười biếng, thiếu sáng tạo và vô trách nhiệm với các tác phẩm của họ.
- 30 hình ảnh độc đáo cho thấy sự cân bằng giữa kiến trúc cũ và mới ở Nhật Bản
- Loạt ảnh chứng minh rằng bạn có thể trở thành bất kỳ ai nếu có kỹ năng hóa trang tuyệt đỉnh như cô gái này
- Loạt ảnh hài hước cho thấy hiểu được con trẻ nghĩ gì đúng là điều "viễn tưởng"
Trình trạng đạo tranh ở mảng webtoon tại Hàn Quốc đang ngày càng phổ biến khiến các họa sĩ trở nên lười biếng, thiếu sáng tạo và vô trách nhiệm với công việc của họ. Tệ hơn nữa là các công ty phát hành ebook xử lý không triệt để khi thường “giơ cao đánh khẽ” hoặc “mắt nhắm mắt mở” cho qua mọi thứ.
Năm 2018, webtoon ăn khách "King of High School" (Bá vương học đường) của họa sĩ gạo cội Kim Sung Mo đã dính “vết đen” khi bị tố sao chép tranh của 2 series manga "Slam Dunk" (Inoue Takehiko) và "Rokudenashi Blues" (Morita MasanorI). Vụ này quá lớn khiến cho độc giả Hàn Quốc hết sức mất niềm tin bởi Kim Sung Mo là một họa sĩ vẽ truyện tranh nổi tiếng, đã hoạt động trong ngành xuất bản từ năm 1993.
Vụ Kim Sung Mo trên truyền hình Nhật Bản.
Trên thị trường truyện tranh Hàn Quốc, Kim Sung Mo đã ra mắt 4 bộ truyện tranh hành động đình đám gồm "DaeTeol", "Emperor's Castle" và "Gangster Lady" (2 phần) nên có vị thế riêng và càng không phải là một "tân binh" mới vào nghề. Vì vậy, hành động đạo tranh của họa sĩ Kim Sung Mo đã bị lên án trên truyền thông Hàn Quôc lẫn Nhật Bản, thậm chí công ty phát hành phải dỡ bỏ webtoon "Bá vương học đường", ê-kíp xuất bản lẫn Kim Sung Mo phải tổ chức họp báo để xin lỗi độc giả.
Trích tác phẩm "Bà vương học đường".
Thế nhưng sau một thời gian, Kim Sung Mo vẫn có cơ hội trở lại thị trường webtoon. Anh ta hứa hẹn sẽ ra mắt "Tân bá vương học đường" với nội dung mới, sửa lại các cảnh “đạo nhái” gây tranh cãi để chuộc lỗi với người hâm mộ, không trốn tránh quá khứ. Vị họa sĩ cũng tâm sự rằng không muốn vẽ tác phẩm mới mà muốn sửa sai từ chính "Bá vương học đường".
Một trường hợp khác tương tự là họa sĩ Lim Jeawon, tác giả của bộ "Jjang" và "The Devil's Descendants" cũng dính nghi án đạo tranh. Mặc dù các độc giả phản ánh và bày tỏ thái độ tức giận nhưng nhà sản xuất vẫn im lặng và dường như muốn bao che cho họa sĩ.
Người thiết kế bìa CD My Regards của Lee Woo bị tố copy bìa sách manga "H2" (Adachi Mitsuru).
Ngoài đạo manga ra, một số họa sĩ webtoon còn sao chép ý tưởng của các họa sĩ nước bạn để thiết kế đĩa CD, emoji và làm phim hoạt hình. 2 vụ việc nêu trên chỉ là những ví dụ tiêu biểu cho trào lưu đạo nhái đã tồn tại từ rất lâu và len lỏi rất sâu trong thị trường webtoon Hàn Quốc. Điều các fan chân chính hy vọng có lẽ là trào lưu này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các họa sĩ trẻ, những người sẽ nắm trong tay tương lai của nền nghệ thuật.
Tác phẩm "Lost in the moonlight" (2016) cũng gây tranh cãi MXH.
Hơn 20 mẫu Emoji "nhái" nam chính manga "Death Note" NXB đã gỡ khỏi MXH.
Webtoon "Chuyện tình hoa" bị nghi đạo nhái manga "Người bảo vệ thời gian" của Arina Tanemura.
Theo Maybe You Can't Stop Reading It
Loạt truyện tranh kinh dị siêu ngắn của nghệ sĩ Đài Loan Mùa ma quái đang đến với chúng ta và với tâm điểm là ngày Halloween, bạn có thể thấy mình thích xem nội dung u ám hơn bình thường một chút. Và những truyện tranh theo phong cách kinh dị này của nghệ sĩ Đài Loan Ben Chen phù hợp với tâm trạng theo mùa một cách hoàn hảo... Xem thêm tại đây! |
MỤC LỤC [Hiện]