TS John Zhang bế em bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp dùng ADN của ba người ở Mexico năm 2016. (Ảnh: NY Post)
Công nghệ mang tên Điều trị ti thể hiến tặng (MDT) sử dụng tế bào từ trứng của những phụ nữ hiến tặng khỏe mạnh để tạo nên phôi thai IVF không mang những đột biến có hại mà mẹ có thể truyền sang con.
Luật đã được thông qua từ năm 2015 để Anh trở thành quốc gia đầu tiên cho phép thực hiện phương pháp này, để phụ nữ gặp những vấn đề về ti thể không truyền bệnh di truyền sang con.
Hai năm sau, Đại học Newcastle của Anh trở thành trung tâm duy nhất được cấp phép thực hiện phương pháp này, với các ca đầu tiên được phép triển khai năm 2018.
Từ đó đến nay mới có chưa đến năm em bé ra đời bằng phương pháp mới.
Những khiếm khuyết về di truyền có thể dẫn đến nhiều căn bệnh như loạn dưỡng cơ, động kinh, bệnh tim và thiểu năng trí tuệ.
Mỗi năm có khoảng 200 trẻ em ra đời ở Anh mắc phải tình trạng rối loạn ti thể. Đã có 32 bệnh nhận được chấp nhận sử dụng phương pháp ADN ba người.
Khi tiến hành quy trình này trên phụ nữ bị lỗi ti thể, các nhà khoa học lấy vật liệu di truyền từ trứng hoặc phôi thai của họ để chuyển sang trứng hoặc phôi thai của người hiến tặng khỏe mạnh, nhưng loại bỏ phần còn lại của ADN.
Vật liệu di truyền từ trứng hiến tặng chiếm chưa đến 1% trong em bé ra đời bằng phương pháp này.
ĐH Newcastle cho biết sẽ sớm xuất bản báo cáo chi tiết về phương pháp này.
Năm 2016, một nhóm bác sĩ ở Mỹ cho biết họ đã tạo ra em bé đầu tiên trên thế giới bằng kỹ thuật dùng ADN từ ba người tại Mexico, vì phương pháp này chưa được cấp phép ở Mỹ.
Nguồn: NY Post