Xung quanh bạn có những người dường như luôn dễ dàng tìm kiếm được một công việc cho mình bất chấp tình hình kinh tế? Họ có thể chuyển từ vai trò này sang vai trò dường như không liên quan và cải thiện thu nhập cũng như triển vọng việc làm?
Đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay chỉ đơn giản là may mắn. Những người này sở hữu các kỹ năng mà lĩnh vực, ngành nghề nào cũng cần đến và đánh giá cao. Nếu bạn thành thạo những kỹ năng này, bạn có thể dễ dàng được thăng chức, tăng lương hơn và không còn lo phải đối mặt với thất nghiệp trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Bạn có thể truyền tải tốt các thông điệp mình muốn đến đồng nghiệp hoặc nhân viên của mình không? Bạn có phải là người biết lắng nghe? Bạn có thể đặt mình vào vị trí của người khác mà suy nghĩ? Những kỹ năng này có thể giúp bạn được đánh giá cao hơn trong mắt cấp trên và nhà tuyển dụng.
Hãy nhớ rằng giao tiếp không chỉ bằng lời nói. Khả năng viết tốt, ngữ pháp và chính tả rất quan trọng nếu bạn muốn tiến lên trong sự nghiệp của mình. Hầu hết mọi người đều phải gửi email công việc và khi bạn tiến lên những bậc thang mới, bạn có thể sẽ cần viết báo cáo thường xuyên.
Bạn có thể học cách tránh nhiều lỗi sai cơ bản nhất. Nếu cảm thấy nghi ngờ, hãy tra cứu trước khi bạn bấm nút gửi thư đi hay gửi báo cáo đi.
Tính linh hoạt, khả năng thích ứng và đổi mới
Thay đổi là điều luôn có trong các tổ chức và những người có thể linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi, đổi mới sẽ được săn đón. Nhà tuyển dụng của bạn sẽ ấn tượng hơn với người dám chấp nhận những điều mới, nhìn thấy những cải tiến tiềm năng nó mang lại thay vì những người chỉ biết chấp nhận một cách miễn cưỡng rằng mình sẽ phải thay đổi. Cởi mở với những ý tưởng mới là một kỹ năng vô giá.
Sáng tạo và giải quyết vấn đề
Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với các vấn đề trong công việc hàng ngày dù bạn làm việc trong lĩnh vực nào. Nếu bạn là người có thể đưa ra các giải pháp sáng tạo và giải quyết vấn đề, bạn chắc chắn sẽ nhận được nhiều sự chú ý. Sự sáng tạo của bạn có thể giúp cấp trên của bạn mở ra được một hướng đi mới hoặc giải quyết được một vấn đề tốn kém.
Tập trung vào kết quả
Bạn nghĩ sao về những người luôn thao thao bất tuyệt về những gì mình đang làm nhưng lại chẳng bao giờ hoàn thành và đem về kết quả? Đừng trở thành người chỉ biết thần thánh hoá vào những gì mình đang làm như thế.
Hãy là người chứng minh năng lực của mình thông qua kết quả. Hãy tự hỏi bản thân: "Những hành động mình đang thực hiện có tốt cho công ty không? Đó có phải là giải pháp tiết kiệm chi phí nhất không?"
Kỹ năng giao tiếp cá nhân tốt
Nhớ rằng “Khéo ăn khéo nói có cả thiên hạ”. Người khéo léo, giao tiếp tốt sẽ dễ dẫn đầu trong công việc. Biết cách hợp tác, làm việc tốt với những người khác chính là điều kiện tiên quyết cho thành công của bạn trong hầu hết mọi công việc, ngay cả khi bạn làm việc ở nhà và chỉ gặp đồng nghiệp của mình trong các cuộc họp nhóm hàng tuần.
Hơn thế nữa, nếu bạn có thể xây dựng các mối quan hệ nội bộ hoặc bên ngoài tốt đẹp, biết tổ chức hoạt động theo nhóm, bạn sẽ nâng cao lợi thế của mình. Một số kỹ năng bạn cần có để thành công trong các mối quan hệ cá nhân chính là học cách lắng nghe, biết thấu hiểu và đồng cảm.
Kỹ năng sử dụng máy tính
Kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo sẽ giúp bạn được ưu tiên hơn ngay cả khi công việc của bạn phải chuyên ngồi máy tính. Bạn có thể giúp sếp của mình giải một mớ hỗn độn bằng bảng tính Excel hoặc chứng minh việc sử dụng cơ sở dữ liệu sẽ giúp công việc của nhóm hiệu quả hơn. Mọi người đều đánh giá cao những đề xuất có thể giúp tăng năng suất làm việc.
Khả năng nghiên cứu
Biết cách tìm kiếm thông tin là một kỹ năng mang lại lợi thế cho bạn dù bạn làm việc trong ngành nghề nào. Ngay cả khi bạn không phải là một nhà nghiên cứu, bạn vẫn có thể nghiên cứu một vấn đề và đưa ra cho cấp trên của mình các sự lựa chọn khác nhau. Hãy để cho sếp của bạn được thấy những hướng phát triển khác nhau theo các phương án hoặc cách mà các tổ chức khác giải quyết vấn đề đó.
Không phải ai sinh ra cũng có những kỹ năng này nhưng tin vui cho bạn là chúng đều có thể học được. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể tìm một cuốn sách hay đọc những bài viết về chủ đề này hoặc tìm lời khuyên từ một người có kinh nghiệm. Đừng quên đề cập đến các kỹ năng của mình trong sơ yếu lý lịch.
Nhớ rằng, bạn có nhiều kỹ năng hơn những gì mình biết. Hãy khám phá tài năng tiềm ẩn của bạn ngay hôm nay và phát huy những điều tuyệt vời đó.