Phải làm gì để không có thêm "Sulli thứ 2"? Bài phân tích sau có thể khiến chúng ta thức tỉnh

Bài phân tích của Hankook Ilbo về thực trạng bình luận thù ghét trên mạng xã hội và trường hợp của Sulli đã khiến công chúng phải suy ngẫm.

Nữ ca sĩ kiêm diễn viên Sulli đã ra đi vào ngày 14/10 vừa qua trong sự bàng hoàng của cả châu Á. Cô đã từng khốn khổ khi phải đối mặt với những bình luận ác ý và lời đồn thất thiệt mỗi ngày, chán nản và bế tắc đến mức phải tạm dừng hoạt động nghệ thuật vào năm 2014. Sau khi trở lại, Sulli tuyên bố trên sóng truyền hình: "Tôi sẽ không gục ngã và sẽ quyết tâm chiến thắng". 

Nhưng trên thực tế, việc chiến đấu đến cùng với sự tấn công của antifan và những bình luận ác ý đeo bám suốt thời gian dài có lẽ đã vượt quá khả năng của Sulli. Sau cái chết của cố nghệ sĩ trẻ tuổi nhà SM, làn sóng phẫn nộ của công chúng ngày càng lớn mạnh. Và người ta bắt đầu thi nhau đặt ra câu hỏi: Liệu có phương án nào để ngăn chặn việc có thêm một "Sulli thứ 2" hay không? Một bài phân tích của tờ Hankook Ilbo về vấn đề này đã khiến công chúng dậy sóng.

Phải làm gì để không có thêm Sulli thứ 2? Bài phân tích sau có thể khiến chúng ta thức tỉnh - Ảnh 1.

Dư luận muốn khôi phục lại "chế độ khai tên thật trên Internet"

Vào ngày 15/10, một kiến nghị "Yêu cầu khôi phục lại chế độ khai tên thật trên mạng Internet" đã được đăng tải trên trang kiến nghị quốc dân của Nhà Xanh. Nội dung bản kiến nghị nêu lên yêu cầu: mọi người phải sử dụng tên thật ít nhất là trong phần bình luận của các bài báo trên trang tin tức như Naver.

Người kiến nghị cũng đề cập đến các kết quả điều tra xã hội liên quan đến chế độ dùng tên thật để bình luận trên mạng vào ngày 19/4/2018 của Cơ quan Điều tra dư luận Realmeter. Người này cho rằng, xu hướng tán thành chiếm 65,9% trong cuộc điều tra lúc đó và việc khôi phục chế độ dùng tên thật trên mạng Internet là nhằm loại bỏ tận gốc các bình luận tiêu cực - phương thức 'giết người không dao' gây xôn xao dư luận 2 tuần qua. Bình luận ác ý, tin đồn thất thiệt cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự vụ thương tâm của các ngôi sao đình đám như Jonghyun, Sulli, nữ diễn viên Choi Jin Sil, Jeon Mi Seon.

Phải làm gì để không có thêm Sulli thứ 2? Bài phân tích sau có thể khiến chúng ta thức tỉnh - Ảnh 2.

Kiến nghị được đăng trên trang web của Nhà Xanh với gần 10.000 người đồng ý tham gia

Chế độ tên thật trên Internet cũng giống như cái tên của nó, bắt buộc người dùng sử dụng tên thật của mình khi đăng bài trên Internet. Mục đích của việc công khai tên người bình luận là để giảm bớt sự phát tán thông tin sai sự thật, tin đồn hay lời xúc phạm cá nhân. Thực tế trong quá khứ, vấn đề này cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Vào tháng 8/2012, do vấn đề về quyền tự do ngôn luận, nên tại Tòa án hiến pháp, luật này bị phán quyết là vi hiến và dần bị công chúng lãng quên. 

Vào thời điểm đó, Tòa án Hiến pháp còn đưa ra phán quyết vi hiến đối với cả 8 thẩm phán liên quan đến quy trình "xác minh danh tính có giới hạn", dùng để kiểm tra tên thật cùng số an sinh xã hội của người dùng trên một trang mạng có trên 100.000 user truy cập mỗi ngày. Trên mạng vẫn đầy rẫy những nạn nhân phải chịu cảnh khốn khổ vì bình luận ác ý. Cho đến khi không ít người chịu thiệt hại nặng nề, thậm chí còn mất đi cả tính mạng, làn sóng tranh cãi về chế độ dùng tên thật trên Internet lại bắt đầu thổi bùng lên.

Phải làm gì để không có thêm Sulli thứ 2? Bài phân tích sau có thể khiến chúng ta thức tỉnh - Ảnh 4.

Chính vì vậy, khôi phục lại chế độ tên thật vẫn là một con đường không dễ dàng. Người ta vẫn e ngại về vấn đề xâm phạm quyền tự do ngôn luận. Thậm chí có người cho rằng vì chế độ này vốn đã bị xét vào diện vi hiến nên muốn khôi phục lại thì bắt buộc phải sửa đổi lại cả Hiến pháp.

Truyền bá nhận thức "miệt thị phụ nữ chính là bạo lực xã hội"

Liệu có thể lý giải rằng, Sulli cảm thấy đau khổ và cảm thấy bị tổn thương chỉ vì bị những kẻ ẩn danh bình luận ác ý? Sau cái chết của Sulli, rất nhiều người phụ nữ đã nhận thức được rằng, xã hội có cái nhìn khá tàn nhẫn và phân biệt đối xử đối với nữ giới.

Khi còn sinh thời, Sulli là một trong số ít những nghệ sĩ nữ không ngần ngại thể hiện quan điểm về nữ quyền. Và chính lý do đó đã khiến cô dễ dàng trở thành đối tượng bị công kích ở Hàn Quốc, nơi vốn tồn tại sự phân biệt đối xử rõ rệt giữa nam và nữ. Mỗi khi khiến dư luận chú ý vì đăng hình không mặc nội y hay bày tỏ quan điểm "mặc nội y là quyền tự do cá nhân", "mong sao không còn định kiến"..., Sulli đã trở thành đối tượng hứng chịu vô vàn bình luận ác ý và tin đồn thất thiệt.

Phải làm gì để không có thêm Sulli thứ 2? Bài phân tích sau có thể khiến chúng ta thức tỉnh - Ảnh 5.

Khi Sulli thoát ra khỏi hình tượng cố hữu của một nghệ sĩ nữ, bày tỏ quan điểm và hành động một cách thẳng thắn, netizen nhắm đến cô với những lời chỉ trích thậm tệ mang tính bầy đàn. Thậm chí nhiều người còn xúc phạm thân thể của Sulli và trong đó ẩn chứa rõ ràng thái độ miệt thị đối với phụ nữ.

Giáo sư Truyền thông Toàn cầu Lee Taek Kwang của Đại học Kyung Hee cho biết: "Đa số bình luận ác ý về Sulli là những phát ngôn hạ thấp và miệt thị phụ nữ, không chỉ riêng người nổi tiếng mà những người phụ nữ trong xã hội đều có thể đồng cảm với Sulli vì họ đều đã từng phải đối mặt với những hành vi quấy rối và nhạo báng tương tự", vì vậy không thể coi vụ tự tử của Sulli là "sự bất hạnh của riêng người nổi tiếng".

Pháp chế hóa quyết định xử phạt phát ngôn thù ghét

Phải làm gì để không có thêm Sulli thứ 2? Bài phân tích sau có thể khiến chúng ta thức tỉnh - Ảnh 6.

Phần lớn các bình luận ác ý dồn Sulli đến bước đường cùng đều mang tính thù ghét phụ nữ. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người cho rằng phải loại bỏ làn sóng thù ghét trên mạng xã hội bằng cách đề xuất cấm ngôn từ thù ghét, phân biệt đối xử. Tất cả đề hướng về một mục đích duy nhất: ngăn chặn bi kịch tương tự xảy ra trong tương lai. Sẽ hiệu quả hơn nếu cơ quan chức năng thiết lập cơ sở pháp lý để giảm thiểu sự ghét bỏ và miệt thị đối với người yếu thế, bao gồm cả phụ nữ, hơn là khơi dậy cuộc tranh cãi về chế độ khai tên thật trên Internet.

Giáo sư Lee Tae Kwang nhấn mạnh: "Tốt nhất là chúng ta phải nhận thức được đâu là bình luận thù ghét và chọn lọc triệt để. Nhưng nếu cách này không ổn, chúng ta cần phải đưa ra các biện pháp đối phó mang tính thực tế. Chỉ riêng công đoạn thảo luận để đưa ra một đạo luật ngăn chặn phát ngôn thù ghét, cực đoan đã có thể gây áp lực lên những kẻ hay bình luận ác ý rồi".

Phải làm gì để không có thêm Sulli thứ 2? Bài phân tích sau có thể khiến chúng ta thức tỉnh - Ảnh 7.
"Bye Bye Bully - Ngừng buông lời ác" là một campaign được thực hiện nhằm nâng cao ý thức của người dùng mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ về vấn nạn bắt nạt online (cyber bully). Cho dù bạn có là nạn nhân hay một kẻ bắt nạt ẩn sau màn hình máy tính đang chật vật tìm cách quay đầu đi chăng nữa thì tại đây, bạn đều sẽ được lắng nghe và nhận được sự giúp đỡ.
Phải làm gì để không có thêm Sulli thứ 2? Bài phân tích sau có thể khiến chúng ta thức tỉnh - Ảnh 9.