Nếu bạn thích mơ về những hành tinh xa xôi hơi giống Trái Đất thì đã có một điểm đến mới cho những tưởng tượng của bạn, đó chính là ngôi sao Kepler-160 và ngoại hành tinh KOI-456.04.
Một nghiên cứu do nhà vật lý thiên văn René Heller thuộc Viện nghiên cứu hệ mặt trời Max Planck ở Đức đã tìm hiểu về các hành tinh xung quanh Kepler-160, nằm cách đây khoảng 3.000 năm ánh sáng. Dữ liệu cho thấy một ngoại hành tinh có khả năng ở đây (ngoại hành tinh là một hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời của chúng ta) có thể có mối quan hệ với sự sống vì rất giống Trái Đất cùng với ngôi sao của nó.
Nhóm các nhà khoa học đã công bố nghiên cứu của mình trên tạp chí Astronomy & Astrophysics vào hôm qua 4/6. Viện Max Planck mô tả KOI-456.04 "không chỉ là một thế giới có thể ở được" mà ánh sáng từ ngôi sao chủ của nó "rất giống với ánh sáng ban ngày nhìn thấy trên Trái Đất của chúng ta".
Trong số hơn 4.000 hành tinh ngoại được biết đến trước đây, KOI-456.04 là một hành tinh đặc biệt, nhỏ hơn 2 lần kích thước Trái Đất, quay quanh một ngôi sao giống như mặt trời. Khoảng cách hành tinh từ KOI-456.04 đến ngôi sao chủ cho phép nhiệt độ bề mặt của nó thuận lợi cho sự sống.
Ngôi sao chủ của nó được gọi là Kepler-160, phát ra ánh sáng và là ngôi sao trung tâm của hầu hết các ngoại hành tinh khác. Nó đồng thời cũng phát ra bức xạ hồng ngoại, nhỏ hơn và mờ hơn mặt trời và do đó thuộc về các ngôi sao lùn đỏ.
Sao lùn đỏ được biết đến với tuổi thọ cực kỳ dài. Sự sống trên một hành tinh ngoại trên quỹ đạo xung quanh một ngôi sao lùn đỏ có thời gian gấp đôi thời gian so với sự sống trên Trái Đất để hình thành và tiến hóa. Nhưng bức xạ từ một ngôi sao lùn đỏ chủ yếu là tia hồng ngoại chứ không phải là ánh sáng nhìn thấy như chúng ta biết.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra 2 ngoại hành tinh xung quanh Kepler-160 sẽ quá nóng đối với môi trường sống. Nhưng họ lại nhận thấy KOI-456.04 khác biệt khi nằm trong cùng hệ thống đó với quỹ đạo không khác nhiều so với Trái Đất, là một nơi mà chất lỏng có thể tồn tại trên bề mặt của nó.
"KOI-456.01 tương đối lớn so với nhiều hành tinh khác được coi là có thể ở được. Nhưng đó là sự kết hợp của kích thước nhỏ hơn Trái Đất và ngôi sao chủ loại mặt trời của nó khiến nó trở nên đặc biệt và tương tự.", Heller nói.
Tuy nhiên, trước khi bạn hy vọng vào Trái Đất 2.0, hãy nhớ rằng Kepler-160 ở quá xa để đến đây và các nhà khoa học cũng chưa rõ bầu khí quyển của nó như thế nào. Cũng có một số điều không chắc chắn về chính sự tồn tại của hành tinh này.
Viện nghiên cứu cho biết: "Hiện tại không thể loại trừ hoàn toàn rằng KOI-456.04 có thể là lỗi đo lường hệ thống thay vì một hành tinh thực sự". Nhóm nghiên cứu ước tính có 85% khả năng đây thực sự là một hành tinh.
Các nhà nghiên cứu hy vọng một kính viễn vọng không gian trong tương lai cũng như sứ mệnh của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu có thể xác nhận chính xác điều này. Cho đến lúc đó, chúng ta có thể tưởng tượng về KOI-456.04 như một hành tinh đầy nắng.
Theo Cnet
Italia chính thức mở cửa lại biên giới, cho phép du khách nhập cảnh mà không cần cách ly