Những ngày cuối năm, đâu đâu cũng thấy niềm háo hức rộn ràng cho một cái Tết sắp tới. Người Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước, cứ nhìn tờ lịch lật sang tháng Chạp là biết Tết sắp về. Một năm đặc biệt khép lại cùng một cái Tết cũng vô cùng đặc biệt.
Đi qua 2021 với những bộn bề và lo toan, có mất mát và có cả bài học, người ta nhận ra những điều giản đơn đời thường bỗng hóa quý giá lớn lao: Được về nhà gặp ba mẹ đâu có dễ dàng, được ra ngoài hít thở không khí cũng là điều xa xỉ hay mua một tấm áo mới cũng phải đắn đo. Trải qua những điều ấy, chúng ta nhận ra ý nghĩa cuộc sống không nằm ở những điều to tát. Trái lại, ta càng thấy biết ơn vì mỗi sớm thức dậy, vẫn còn có cơ hội được sống cùng những điều nhỏ bé này. Dành cả đời để học về sự “biết ơn”, đến Tết này ta mới thấy thấm thía và trân quý hơn những điều mình đang có.
Hiểu được những đổi thay trong suy nghĩ của nhiều người Việt về một dịp Tết 2022 trọn vẹn và giá trị của lòng biết ơn những điều nhỏ, OMO mang đến phim ngắn “Tết đủ đầy là khi…” đầy nhân văn và ý nghĩa.
Sau một năm mất mát và ảnh hưởng từ đại dịch, cái Tết trở nên giản đơn hơn. Nhưng đó cũng là lúc người ta ngẫm nghĩ nhiều hơn về ý nghĩa thực sự của ngày Tết, như câu chuyện của gia đình trong bộ phim ngắn. Tết chẳng nằm ở mâm cao cỗ đầy, nhà cửa đầy ắp quà bánh; Tết nằm ở những giá trị gia đình, niềm vui đoàn viên và sum tụ sau một năm xa cách, có “ba mẹ bên con là quá đủ và mình phải biết ơn con ạ”.
Biết ơn một cái Tết vẫn còn đủ ba mẹ - điều thực sự quan trọng hơn một tấm áo mới hay cái Tết nặng nề vật chất. Từ việc quấy khóc vì không có hoa mai và quần áo mới, suy nghĩ và hành động của cậu bé trong phim ngắn đã hoàn toàn thay đổi sau khi nghe mẹ nhắc về lúc ba mình phải đi cách ly. Biết Tết này nhà mình thiếu hoa mai, cậu bé chọn cách tự tay vun xới, chở những chậu hoa về nhà đón Tết. Đó cũng là lúc cậu bé nhận ra rằng, Tết là dịp để ta biết ơn những gì mình đang có, từ những điều nhỏ bé như tấm áo còn mới hay hạnh phúc bên ba mẹ. Và sự biết ơn sẽ còn trở nên sâu sắc, ý nghĩ hơn nữa khi ta biến những biết ơn ấy thành hành động “lấm bẩn” phụ giúp người thân yêu những công việc nhỏ bé với sự biết ơn chân thành cũng là lúc ta mang cả mùa xuân đến bên hiên nhà và lan tỏa đến mọi người xung quanh.
Biết ơn mỗi điều nhỏ bé làm nên cuộc sống diệu kỳ, ta vun đắp lên ý nghĩa cuộc sống từ mỗi hành động thiết thực. Biết ơn bố mẹ chẳng cần phải biếu quà bánh, mang tiền về gì nhiều cả; chỉ cần về nhà sớm rồi xắn tay áo ra vườn, chịu khó lấm lem chút xíu, đánh cho ba khóm mai vào chậu để trưng trước sân nhà. Biết ơn người đồng nghiệp năm ngoái đã gồng gánh công việc khi mình bị bệnh, Tết này gửi tặng một tấm thiệp vẽ tay kèm một voucher đặc biệt “người nhận voucher này sẽ được tui mời đi ăn bất cứ lúc nào thấy buồn trong năm tới”. Biết ơn những người dưng xa lạ, từ cô lao công tới chú bảo vệ, ngại gì vết bẩn mà không “đẩy phụ cô cái xe rác này một đoạn con ơi, Tết này nhà nào cũng nhiều rác quá”.
Từng hành động nhỏ thiết thực ấy cũng khiến ngày Tết của ai đó thêm bừng sáng.
Những lấm bẩn làm nên một ngày Tết ý nghĩa.
Điều kỳ diệu của ngày Tết vốn nằm ở đấy chứ đâu phải điều gì xa xôi? Biết ơn những điều nhỏ bé, ta tìm lại được niềm vui ngày Tết, vốn chẳng phải ở những vật chất cao sang mà ở những giá trị tinh thần viên mãn.
Tết này có OMO, ta biết trân trọng hơn những điều giản đơn trong cuộc sống.
Tết của gia đình cậu bé trong phim ngắn OMO “Tết đủ đầy là khi…” bỗng bừng sáng khi em mang theo một chậu cây về nhà, để những lấm bẩn bỗng hóa ngày Tết thật vui. Còn Tết của bạn, những nhiệm màu nào sẽ theo cùng lấm bẩn? Vì ta chẳng có bao nhiêu dịp để hiện thực hóa lòng biết ơn tới những điều nhỏ bé, đừng ngại ngần lấm bẩn để cái Tết này ngập tràn những yêu thương.