Phóng to 20 lần bức kiệt tác tái hiện cuộc sống phi tần hậu cung, chuyên gia ngỡ ngàng: Bí mật hóa ra là ở đây

Bức tranh đã cho hậu thế thấy được phần nào cuộc sống của các phi tần trong cung ở thời điểm 2000 năm trước.

Với chiều dài lịch sử kéo dài qua hàng ngàn năm, Trung Quốc được cho là nơi cất giữ nhiều bức tranh quý hiếm có nhiều năm lịch sử. Trong đó, có rất nhiều bức tranh nổi tiếng của các bậc thầy cổ đại.

Nhân vật chính của bài viết hôm nay là một trong mười bức tranh nổi tiếng được lưu truyền từ đời này sang đời khác có tên "Hán Cung Xuân Hiểu" được vẽ bởi họa sĩ Cừu Anh, một nhân vật thuộc nhóm "Minh Tứ gia" (nhóm bốn danh hoạ nổi tiếng của Trung Quốc sống vào đời nhà Minh, bao gồm Thẩm Chu, Văn Trưng Minh, Đường Dần và Cừu Anh).

Phóng to 20 lần bức kiệt tác tái hiện cuộc sống phi tần hậu cung, chuyên gia ngỡ ngàng: Bí mật hóa ra là ở đây - Ảnh 1.

Họa sĩ Cừu Anh

Được biết, "Hán Cung Xuân Hiểu" là bức tranh vẽ các cung nữ trên nền lụa nặng màu sắc, nội dung bức tranh chủ yếu là hình người, phản ánh cuộc sống của các phi tần, cung nữ thời Hán. Đây cũng được coi là bức tranh đáng tự hào nhất của vị họa sĩ tài ba này và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Cung điện Quốc gia ở Đài Bắc, Đài Loan, Trung Quốc

Bức tranh này được cho là sự kết hợp các câu chuyện thời Hán với khung cảnh, kiến trúc, quan niệm thẩm mỹ ở thời Minh. Tác phẩm có chiều ngang 574 cm, cao gần 31 cm, miêu tả đa dạng các hoạt động thường ngày của phụ nữ ở hậu cung.

Phóng to 20 lần bức kiệt tác tái hiện cuộc sống phi tần hậu cung, chuyên gia ngỡ ngàng: Bí mật hóa ra là ở đây - Ảnh 2.

Bức tranh đắt giá với hàng loạt chi tiết

Trong tranh, có sự xuất hiện của tổng cộng 114 nhân vật gồm phi tần, cung nữ, hoàng tử, thái giám, họa sĩ,... Đa phần các nhân vật này đều xuất hiện trong trang phục tươi sáng, tạo nên một bức tranh hài hòa, đúng khung cảnh ngày xuân nhộn nhịp, tươi vui.

Bên cạnh việc là một bức tranh quý hiếm, rất nhiều người cũng đặt câu hỏi rằng tại sao "Hán Cung Xuân Hiểu" lại quý giá như vậy? Đâu là bí mật quý giá nằm trong bức tranh? Để giải thích cho câu hỏi này, các chuyên gia đã yêu cầu phóng to bức tranh lên 20 lần để thấy được bức tranh được chi thành nhiều bố cục nhỏ, qua đó mỗi nhóm người lại đang thực hiện một hoạt động riêng, không ai giống ai.

Phóng to 20 lần bức kiệt tác tái hiện cuộc sống phi tần hậu cung, chuyên gia ngỡ ngàng: Bí mật hóa ra là ở đây - Ảnh 3.

Những tiểu thư quý tộc đánh cờ với người hầu bên cạnh

Phóng to 20 lần bức kiệt tác tái hiện cuộc sống phi tần hậu cung, chuyên gia ngỡ ngàng: Bí mật hóa ra là ở đây - Ảnh 4.

Hai vị phu nhân nằm nghiêng trên bãi cỏ đọc sách

Phóng to 20 lần bức kiệt tác tái hiện cuộc sống phi tần hậu cung, chuyên gia ngỡ ngàng: Bí mật hóa ra là ở đây - Ảnh 5.

Các phi tần đang cùng chơi nhạc cụ

Phóng to 20 lần bức kiệt tác tái hiện cuộc sống phi tần hậu cung, chuyên gia ngỡ ngàng: Bí mật hóa ra là ở đây - Ảnh 6.

Phi tần, cung nữ tụ tập thưởng thức bức chân dung

Phóng to 20 lần bức kiệt tác tái hiện cuộc sống phi tần hậu cung, chuyên gia ngỡ ngàng: Bí mật hóa ra là ở đây - Ảnh 7.

Các phi tần cùng nhảy múa...

Khi phóng to bức tranh này, bên cạnh hoạt động của các mỹ nhân, người ta cũng cho rằng bức tranh này gắn liền với một giai thoại. Theo đó, trong Tây Kinh Tạp Ký có ghi lại chuyện do phi tần trong hậu cung của Tây Hán Nguyên Đế rất đông, không thể nhớ hết mặt.

Vì lẽ đó, Nguyên đế phải phái họa sĩ Mao Diên Thọ đến vẽ lại chân dung của các giai nhân trong hậu cung, từ đó lấy bức vẽ để triệu hạnh (đến để hầu hạ vua). Do vậy, rất nhiều người đã hối lộ Mao Diên Thọ để ông vẽ ngoại hình của mình thật xinh đẹp. Tuy nhiên, chỉ có Vương Chiêu Quân từ chối hối lộ và khiến bức chân dung của nàng cực xấu xí, khiến nàng không được Hán Nguyên Đế để mắt tới.

Sau khi phóng to bức tranh, hình ảnh họa sĩ ngồi họa lại chân dung trong ánh nhìn tò mò của người xung quanh được cho là tái hiện lại câu chuyện này, qua đó cho thấy ẩn ý tinh tế của họa sĩ.

Phóng to 20 lần bức kiệt tác tái hiện cuộc sống phi tần hậu cung, chuyên gia ngỡ ngàng: Bí mật hóa ra là ở đây - Ảnh 8.

Họa sĩ đang vẽ một người phụ nữ, đây là kiểu "tranh trong tranh" điển hình, một loại nghệ thuật được sử dụng khi vẽ tranh ở thời kỳ này

Nhiều người lấp ló theo dõi họa sĩ vẽ tranh

Nguồn: Sohu